Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên bao gồm những nội dung gì?
- Kỹ năng bổ trợ cho học sinh và sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào?
- Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định ra sao?
- Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên bao gồm những nội dung gì?
Kỹ năng bổ trợ cho học sinh và sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH giải thích kỷ năng bổ trợ được như sau:
Kỹ năng bổ trợ là tập hợp các kỹ năng cần thiết ngoài chương trình đào tạo chính khóa, được trang bị bổ sung cho học sinh, sinh viên, nhằm giúp học sinh, sinh viên có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc.
Đối chiếu quy định trên, kỹ năng bổ trợ cho sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu là tập hợp các kỹ năng cần thiết ngoài chương trình đào tạo chính khóa, được trang bị bổ sung cho học sinh sinh viên, nhằm giúp học sinh sinh viên có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc.
Kỹ năng bổ trợ (Hình từ Internet)
Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên như sau:
Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên
1. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên nhưng không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ sơ cấp và không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên bảo đảm phù hợp với chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Đối chiếu quy định trên, thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định như trên.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên nhưng không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ sơ cấp và không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên
1. Trình độ sơ cấp
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên liên quan trực tiếp đến nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về pháp luật giáo dục nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp; kiến thức cơ bản về nội quy, văn hóa ứng xử, an toàn lao động tại nơi làm việc.
b) Kỹ năng bổ trợ
Kỹ năng học tập; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý bản thân; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà người đứng đầu các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
2. Trình độ trung cấp
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ thực tế và lý thuyết liên quan đến ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo; kiến thức bổ trợ cần thiết về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp; kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin; kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
b) Kỹ năng bổ trợ
Bao gồm kỹ năng bổ trợ ở trình độ sơ cấp và các kỹ năng bổ trợ sau: Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo; kỹ năng khởi nghiệp; kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành công việc; kỹ năng quản lý công việc; kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giảm sự lo lắng và căng thẳng trong công việc.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào ngành, nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
...
Theo đó, nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên bao gồm những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn lập biên bản họp phụ huynh cuối năm? Biên bản họp phụ huynh cuối năm là gì? Tải về mẫu?
- Diện tích tính tiền thuê đất ghi trên hợp đồng thuê đất lớn hơn so với diện tích ghi trên quyết định thì cần thực hiện những gì?
- Ngày mấy kết thúc kỳ kế toán năm? Công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán là hành vi vi phạm pháp luật?
- Địa điểm bắn pháo hoa tết dương lịch 2025 các tỉnh phía Bắc? Lịch bắn pháo hoa tết dương lịch 2025 các tỉnh phía Bắc như thế nào?
- Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?