Nội dung kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia của Đoàn kiểm toán gồm những gì? Kiểm toán trong phạm vi và giới hạn như thế nào?
Mục tiêu kiểm toán tổng quát đối với một Chương trình mục tiêu Quốc gia của Đoàn kiểm toán gồm các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định về mục tiêu kiểm toán như sau:
Mục tiêu kiểm toán
1. Trên cơ sở mục tiêu kiểm toán chung của toàn ngành và yêu cầu của từng cuộc kiểm toán để xác định mục tiêu cụ thể.
2. Mục tiêu kiểm toán tổng quát đối với một Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Đánh giá tính tuân thủ pháp luật;
b) Xác định tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu kế toán và các báo cáo quyết toán kinh phí Chương trình tại các đơn vị được kiểm toán;
c) Đánh giá công tác quản lý chỉ đạo điều hành của các đơn vị tham gia quản lý chương trình; kiến nghị chấn chỉnh những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý, điều hành;
d) Đánh giá tình hình thực hiện nội dung, mục tiêu, tiến độ thực hiện chương trình;
đ) Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, thực hiện Chương trình;
e) Kiến nghị với đơn vị được kiểm toán khắc phục những sai phạm, yếu kém trong hoạt động quản lý, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách chế độ, quản lý kinh tế - kỹ thuật và quản lý tài chính kế toán;
Như vậy, trên cơ sở mục tiêu kiểm toán chung của toàn ngành và yêu cầu của từng cuộc kiểm toán để xác định mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu kiểm toán tổng quát đối với một Chương trình mục tiêu Quốc gia gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá tính tuân thủ pháp luật;
- Xác định tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu kế toán và các báo cáo quyết toán kinh phí Chương trình tại các đơn vị được kiểm toán;
- Đánh giá công tác quản lý chỉ đạo điều hành của các đơn vị tham gia quản lý chương trình; kiến nghị chấn chỉnh những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý, điều hành;
- Đánh giá tình hình thực hiện nội dung, mục tiêu, tiến độ thực hiện chương trình;
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, thực hiện Chương trình;
- Kiến nghị với đơn vị được kiểm toán khắc phục những sai phạm, yếu kém trong hoạt động quản lý, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách chế độ, quản lý kinh tế - kỹ thuật và quản lý tài chính kế toán.
Kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia của Đoàn kiểm toán gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 12 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định về nội dung kiểm toán như sau:
Nội dung kiểm toán
1. Kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí của Chương trình.
2. Kiểm toán tính tuân thủ chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước và cam kết với nhà tài trợ (nếu có).
3. Kiểm toán công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình.
4. Kiểm toán tình hình thực hiện nội dung, mục tiêu Chương trình.
5. Kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của Chương trình.
Theo đó, nội dung kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia của Đoàn kiểm toán gồm:
- Kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí của Chương trình.
- Kiểm toán tính tuân thủ chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước và cam kết với nhà tài trợ (nếu có).
- Kiểm toán công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình.
- Kiểm toán tình hình thực hiện nội dung, mục tiêu Chương trình.
- Kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của Chương trình.
Kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia của Đoàn kiểm toán có phạm vi và giới hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Phạm vi và giới hạn kiểm toán
1. Phạm vi kiểm toán
a) Thời kỳ được kiểm toán.
b) Đơn vị được kiểm toán.
2. Giới hạn kiểm toán
Nêu những nội dung, công việc không thực hiện kiểm toán và lý do không thực hiện kiểm toán.
3. Trong trường hợp các cuộc kiểm toán Chương trình MTQG thực hiện lồng ghép với cuộc kiểm toán ngân sách các bộ ngành TW địa phương, cần xác định rõ nội dung, phạm vi và giới hạn kiểm toán.
Theo quy định trên, phạm vi kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia của Đoàn kiểm toán là:
- Thời kỳ được kiểm toán.
- Đơn vị được kiểm toán.
Giới hạn kiểm toán là nêu những nội dung, công việc không thực hiện kiểm toán và lý do không thực hiện kiểm toán.
Trong trường hợp các cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện lồng ghép với cuộc kiểm toán ngân sách các bộ ngành TW địa phương, cần xác định rõ nội dung, phạm vi và giới hạn kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?