Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập phải được ghi như thế nào?

Cho hỏi nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập phải được ghi như thế nào? - Câu hỏi của anh Chí tại Hà Nội.

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập bao gồm những mục nào?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BYT có quy định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập bao gồm:

- Tên gói thầu

- Ghi dạng bào chế thuốc đối với gói thầu thuốc generic, gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền

- Ghi tên thuốc đối với gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền

- Giá gói thầu

- Nguồn vốn

- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Loại hợp đồng

- Thời gian thực hiện hợp đồng.

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập phải được ghi như thế nào?

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập phải được ghi như thế nào?

Tên gói thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập được ghi như thế nào trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BYT tên gói thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập được quy định như sau:

- Việc phân chia gói thầu, nhóm thuốc phù hợp với quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Thông tư 15/2019/TT-BYT.

- Trường hợp gói thầu được phân chia thành nhiều phần thì tên của mỗi phần phải phù hợp với nội dung của phần đó. Các thông tin cụ thể trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

+ Mỗi phần trong gói thầu thuốc generic bao gồm các thông tin sau: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó;

+ Mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị bao gồm các thông tin sau: tên thuốc kèm theo cụm từ “hoặc tương đương điều trị”; tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó.

Trường hợp một hoạt chất có nhiều tên biệt dược gốc hoặc thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã được Bộ Y tế công bố tại Danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục sinh phẩm tham chiếu thì mục tên thuốc cần ghi đủ tên các biệt dược gốc hoặc thuốc đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

+ Mỗi phần trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền gồm các thông tin sau: tên thuốc; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; nhóm thuốc; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó. Việc ghi tên thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

+ Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin sau: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó.

Giá gói thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập được ghi như thế nào trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Căn cứ khoản 4 Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BYT giá gói thầu thuốc thuốc tại các cơ sở y tế công lập được quy định như sau:

- Giá gói thầu là tổng giá trị của gói thầu, bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu;

- Trường hợp gói thầu chia làm nhiều phần thì ngoài việc ghi tổng giá trị của gói thầu, mỗi phần đều phải ghi rõ đơn giá và tổng giá trị của phần đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Đơn giá thuốc trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu do cơ sở y tế lập kế hoạch đề xuất và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của đơn giá thuốc;

- Khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị phải tham khảo giá thuốc và dược liệu trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế do Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) công bố trên trang thông tin điện tử để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc, dược liệu, cụ thể:

+ Tham khảo giá thuốc và dược liệu trúng thầu trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc theo nguyên tắc: Giá kế hoạch của từng thuốc, dược liệu không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất của thuốc, dược liệu đó trong mỗi nhóm tiêu chí kỹ thuật đã được công bố;

+ Đối với nhũng thuốc, dược liệu chưa có giá trúng thầu được công bố hoặc giá tại thời điểm lập kế hoạch cao hơn giá trúng thầu được Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) công bố trong vòng 12 tháng trước đó, cơ sở y tế phải tham khảo báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của ít nhất 03 đơn vị cung cấp trên thị trường tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

Đồng thời bảo đảm giá kế hoạch do cơ sở đề xuất không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đã tham khảo (trừ dược liệu và vị thuốc cổ truyền).

Những thuốc, dược liệu có ít đơn vị cung cấp, không đủ 03 báo giá hoặc hóa đơn bán hàng, Thủ trưởng cơ sở y tế căn cứ vào báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, giải trình và chịu trách nhiệm về giá kế hoạch do cơ sở đề xuất là phù hợp với giá thuốc, dược liệu đó trên thị trường tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Việc xây dựng giá kế hoạch của các mặt hàng cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế tại gói thầu thuốc generic phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:

+ Giá kế hoạch Nhóm 1 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

+ Giá kế hoạch Nhóm 2, Nhóm 3 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu và Nhóm 1;

+ Giá kế hoạch Nhóm 4 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2 sản xuất tại Việt Nam và Nhóm 3;

+ Giá kế hoạch Nhóm 5 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2; Nhóm 3 và Nhóm 4.

Lựa chọn nhà thầu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lụa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức có Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT quản lý các chi phí trong chọn nhà thầu, nhà đầu tư ra sao?
Pháp luật
Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu có phải là hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật đấu thầu hay không?
Pháp luật
Muốn điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt có cần phải lập lại kế hoạch và trình duyệt lại hay không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được đăng tải khi nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào? Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm nội dung gì?
Pháp luật
Thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc về chủ thể nào? Việc công khai kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm được lập trên cơ sở nào? Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Pháp luật
Tổng hợp chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn mới nhất 2024?
Pháp luật
Thông tin về lựa chọn nhà thầu là những thông tin nào theo quy định của Luật Đấu thầu mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lựa chọn nhà thầu
3,505 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lựa chọn nhà thầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào