Nội dung của hợp đồng lao động có được bỏ nội dung về quy định chế độ nghỉ ngơi hay không? Trường hợp thiếu nội dung thì có bị phạt không?
- Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì doanh nghiệp có được thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh hay không?
- Nội dung của hợp đồng lao động có được bỏ nội dung về quy định chế độ nghỉ ngơi hay không?
- Chế tài xử phạt đối với hành vi giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật là gì?
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì doanh nghiệp có được thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 về nội dung hợp đồng lao động thì:
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Nội dung của hợp đồng lao động có được bỏ nội dung về quy định chế độ nghỉ ngơi hay không?
Hợp đồng lao động có được quy định chế độ nghỉ ngơi theo quy định của nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 về nội dung hợp đồng lao động
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
…
7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên có thể thấy rằng Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đặt ra yêu cầu thời gian làm việc nghỉ ngơi là nội dung bắt buộc phải được đề cập trong văn bản.
Nên trường không bỏ quy định về thời gian làm việc nghỉ ngơi là trái quy định pháp luật.
Chế tài xử phạt đối với hành vi giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất theo Thông tư 54? Tải về mẫu giấy phép?
- Xét nghiệm khẳng định HIV gồm các xét nghiệm nào? Cơ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV phải đáp ứng điều kiện gì?
- Bài phát biểu của Bí thư chi bộ thôn nhiệm kỳ 2025 2027? Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội chi bộ thôn nhiệm kỳ 2025 2027?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 54?
- Ngày đẹp khai xuân 2025? Khai xuân 2025 ngày nào đẹp? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?