Nội dung báo cáo năm với báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm những gì? Kỳ báo cáo đối với báo cáo năm là khi nào?
Nội dung báo cáo năm với báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về nội dung báo cáo như sau:
Nội dung báo cáo
1. Nội dung báo cáo năm bao gồm:
a) Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
b) Tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực được giao quản lý theo các lĩnh vực quy định trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đặt ra trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Xác định phương hướng, nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm tiếp theo;
d) Đề xuất, kiến nghị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Nội dung báo cáo đột xuất thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
Đồng thời, theo Điều 8 Thông tư 188/2014/TT-BTC quy định về nội dung báo cáo như sau:
Nội dung báo cáo
1. Nội dung báo cáo năm:
a) Các Bộ, cơ quan ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo nội dung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực quản lý và của địa phương. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập báo cáo nội dung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
b) Các Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trong các lĩnh vực quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi cả nước trong các lĩnh vực được phân công phụ trách, các chương trình mục tiêu quốc gia được phân công chủ trì quản lý; tổng hợp báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý, trừ các doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Nội dung báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 84/2014/NĐ-CP, Phụ lục số 01, Phụ lục số 02, Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung báo cáo đột xuất: thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, nội dung báo cáo năm bao gồm:
- Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực được giao quản lý theo các lĩnh vực quy định trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đặt ra trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm tiếp theo;
- Đề xuất, kiến nghị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nội dung báo cáo năm với báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm những gì? (Hình từ Internet)
Kỳ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với báo cáo năm là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về hình thức, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo như sau:
Hình thức, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo
...
2. Kỳ báo cáo:
a) Đối với báo cáo năm: Số liệu báo cáo từ 01/01 đến 31/12 hàng năm;
b) Đối với báo cáo đột xuất: Số liệu báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, kỳ báo cáo đối với báo cáo năm: Số liệu báo cáo từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Thời hạn gửi báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với báo cáo năm là khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về hình thức, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo như sau:
Hình thức, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo
...
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo kết quả năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 28/02 năm sau liền kề năm báo cáo;
b) Thời hạn gửi báo cáo đột xuất thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 188/2014/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn gửi báo cáo như sau:
Hình thức, thời hạn gửi báo cáo
..
2. Thời hạn gửi báo cáo năm:
a) Các Bộ, cơ quan ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 28/02 năm sau liền kề năm báo cáo để tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Quốc hội;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể thời hạn báo cáo đối với cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý.
Theo đó, báo cáo kết quả năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 28/02 năm sau liền kề năm báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?