Nợ tiềm tàng là gì? Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng có mối quan hệ gì và mục đích ước tính thường xuyên nợ tiềm tàng?

Cho tôi hỏi: Nợ tiềm tàng là gì? Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng có mối quan hệ như thế nào? Kế toán doanh nghiệp ước tính thường xuyên nợ tiềm tàng nhằm mục đích gì? Câu hỏi của anh Q (Hồ Chí Minh).

Nợ tiềm tàng là gì?

Theo Mục 7 Chuẩn mực kế toán số 18 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC giải thích nợ tiềm tàng: Là:

- Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc

- Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:

(i) Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc

(ii) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.

Tài sản tiềm tàng: Là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

Nợ tiềm tàng là gì? Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng có mối quan hệ gì và mục đích ước tính thường xuyên nợ tiềm tàng?

Nợ tiềm tàng là gì? Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng có mối quan hệ gì và mục đích ước tính thường xuyên nợ tiềm tàng? (hình từ internet)

Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng có mối quan hệ như thế nào?

Theo Mục 9 Chuẩn mực kế toán số 18 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:

Các khoản dự phòng và các khoản nợ phải trả
08. Các khoản dự phòng có thể phân biệt được với các khoản nợ phải trả như: Các khoản nợ phải trả người bán, phải trả tiền vay,... là các khoản nợ phải trả được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian, còn các khoản dự phòng là các khoản nợ phải trả chưa chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
Mối quan hệ giữa các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng
09. Tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Tuy nhiên, trong phạm vi chuẩn mực này thuật ngữ “tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ và những tài sản không được ghi nhận vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Hơn nữa, thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường.
10. Chuẩn mực này phân biệt rõ các khoản dự phòng với các khoản nợ tiềm tàng, như sau:
a) Các khoản dự phòng là các khoản đã được ghi nhận là các khoản nợ phải trả (giả định đưa ra một ước tính đáng tin cậy) vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó; và
b) Các khoản nợ tiềm tàng là các khoản không được ghi nhận là các khoản nợ phải trả thông thường, vì: Các khoản nợ phải trả thường xảy ra, còn khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra.

Theo đó, tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.

Tuy nhiên, trong phạm vi chuẩn mực này thuật ngữ “tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ và những tài sản không được ghi nhận vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

Hơn nữa, thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường.

Kế toán doanh nghiệp ước tính thường xuyên nợ tiềm tàng nhằm mục đích gì?

Theo Mục 23 Chuẩn mực số 18 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:

Nợ tiềm tàng
23. Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.
24. Khoản nợ tiềm tàng phải được trình bày theo quy định tại đoạn 81, trừ khi xảy ra giảm sút lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
25. Khi doanh nghiệp chịu nghĩa vụ pháp lý chung hoặc riêng rẽ đối với một khoản nợ, thì phần nghĩa vụ dự tính thuộc về các chủ thể khác được xem như một khoản nợ tiềm tàng. Doanh nghiệp phải ghi nhận khoản dự phòng cho phần nghĩa vụ có thể xảy ra làm giảm sút lợi ích kinh tế, trừ khi không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.
26. Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.

Theo đó, kế toán doanh nghiệp ước tính thường xuyên nợ tiềm tàng để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không.

Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.

Nợ tiềm tàng
Chuẩn mực kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử phạt hành vi không tuân thủ chuẩn mực kế toán khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam
Pháp luật
Tải 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam công bố đợt 3? Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm gì?
Pháp luật
Lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản cố định vô hình đem lại cho doanh nghiệp gồm những lợi ích nào?
Pháp luật
Hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang là gì? Thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động?
Pháp luật
Doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn điều kiện nào?
Pháp luật
Giá trị hàng bán bị trả lại là gì? Doanh thu phát sinh từ giao dịch có bao gồm giá trị hàng bán bị trả lại không?
Pháp luật
Thuê tài sản trong lĩnh vực kế toán là gì? Phân loại thuê tài sản dựa trên căn cứ nào? Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang là gì?
Pháp luật
Chiết khấu thanh toán là gì? Doanh thu phát sinh từ giao dịch có phải trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán không?
Pháp luật
Cách tính Phần lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu? Mẫu Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết?
Pháp luật
Nghĩa vụ liên đới của doanh nghiệp là gì? Khoản dự phòng có được ghi nhận khi doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ pháp lý là gì? Khoản nợ khi doanh nghiệp phải chịu nghĩa vụ pháp lý chung được ghi nhận là nợ tiềm tàng trong phạm vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nợ tiềm tàng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,344 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nợ tiềm tàng Chuẩn mực kế toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nợ tiềm tàng Xem toàn bộ văn bản về Chuẩn mực kế toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào