Niêm yết công khai có nằm trong các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không?
Niêm yết công khai có nằm trong các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 173 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.
2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Niêm yết công khai.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.
Như vậy, việc niêm yết công khai sẽ nằm trong các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.
Niêm yết công khai có nằm trong các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự không? (Hình từ Internet)
Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục niêm yết công khai
1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 177 và Điều 178 của Bộ luật này.
2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
3. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Theo đó, thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng dân sự là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thông báo về việc thụ lý vụ án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
...
3. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.
Theo đó, đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Cùng với đó, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
- Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
- Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
- Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
- Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?