Những tổ chức nào có quyền cung ứng séc trắng? Việc giao nhận và bảo quản séc trắng được quy định như thế nào?
Cung ứng séc trắng là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 159/2003/NĐ-CP quy định về séc trắng như sau:
"Séc trắng" là chứng từ để lập séc, được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán in sẵn theo mẫu nhưng chưa được điền đầy đủ nội dung của các yếu tố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này và chưa có hiệu lực là một tờ séc. Trên cơ sở chứng từ này, người được cung ứng séc trắng lập nên tờ séc để trả cho người được trả tiền.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 159/2003/NĐ-CP về cung ứng séc trắng như sau:
"Cung ứng séc trắng" là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các séc trắng cho các tổ chức, cá nhân là khách hàng của mình có nhu cầu sử dụng séc.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định 159/2003/NĐ-CP quy định về các yếu tố của tờ séc như sau:
Các yếu tố của tờ séc
1. Ở mặt trước tờ séc có các yếu tố sau :
a) Chữ "Séc" được in phía trên tờ séc;
b) Số séc;
c) Người được trả tiền;
d) Số tiền xác định, được ghi cả bằng số và bằng chữ;
đ) Tên của người thực hiện thanh toán;
e) Địa điểm thanh toán;
g) Ngày ký phát;
h) Chữ ký (có ghi rõ họ tên) của người ký phát.
2. Chứng từ thiếu một trong các yếu tố nêu tại khoản 1 Điều này thì không có hiệu lực của một tờ séc, trừ trường hợp :
a) Nếu không ghi địa điểm thanh toán, thì địa điểm thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này;
b) Nếu không ghi tên người được trả tiền, thì số tiền ghi trên séc được trả cho người cầm tờ séc.
...
Theo quy định trên, séc trắng là chứng từ để lập séc, được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán in sẵn theo mẫu nhưng chưa được điền đầy đủ nội dung của các yếu tố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 nêu trên và chưa có hiệu lực là một tờ séc.
Và cung ứng séc trắng là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các séc trắng cho các tổ chức, cá nhân là khách hàng của mình có nhu cầu sử dụng séc.
Cung ứng séc trắng (Hình từ Internet)
Những tổ chức nào có quyền cung ứng séc trắng?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 159/2003/NĐ-CP quy định về cung ứng séc trắng như sau:
Cung ứng séc trắng
1. Các tổ chức cung ứng séc trắng và phạm vi cung ứng séc trắng :
a) Ngân hàng Nhà nước cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Các ngân hàng cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài khoản thanh toán để ký phát séc theo thoả thuận giữa hai bên;
c) Các tổ chức khác được phép làm dịch vụ thanh toán séc cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài khoản thanh toán để ký phát séc theo thoả thuận giữa hai bên.
2. Tổ chức cung ứng séc thoả thuận với người được cung ứng séc về các điều kiện và điều khoản sử dụng séc do mình cung ứng nhưng không được trái pháp luật.
Theo đó, những tổ chức nào có quyền cung ứng séc trắng là Ngân hàng Nhà nước; các ngân hàng và các tổ chức khác được phép làm dịch vụ thanh toán séc.
Trong đó Ngân hàng Nhà nước cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.
Các ngân hàng cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài khoản thanh toán để ký phát séc theo thoả thuận giữa hai bên.
Và các tổ chức khác được phép làm dịch vụ thanh toán séc cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài khoản thanh toán để ký phát séc theo thoả thuận giữa hai bên.
Việc giao nhận và bảo quản séc trắng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 159/2003/NĐ-CP về in ấn, giao nhận và bảo quản séc trắng như sau:
In ấn, giao nhận và bảo quản séc trắng
1. Tổ chức cung ứng séc tổ chức việc in ấn séc trắng để cung ứng cho người sử dụng.
2. Trước khi séc trắng được in ấn và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng và nộp mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước.
Việc giao nhận và bảo quản séc trắng thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về giao nhận, bảo quản ấn chỉ quan trọng.
Như vậy, trước khi séc trắng được in ấn và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng và nộp mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước.
Và việc giao nhận và bảo quản séc trắng thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về giao nhận, bảo quản ấn chỉ quan trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?