Những thông tin nào được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân? Nguồn thông tin cập nhật được lấy từ đâu?
Những thông tin nào được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân?
Theo quy định tại Nghị định 55/2022/NĐ-CP thì dữ liệu quốc gia về tiếp công dân hiện nay là một phần trong cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Theo đó, căn cứ vào Điều 6 Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định về những thông tin được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
(1) Thông tin về tiếp công dân:
- Họ tên, địa chỉ của công dân;
- Nội dung, kết quả tiếp công dân.
(2) Thông tin về xử lý đơn:
- Loại đơn: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, đơn có nhiều nội dung khác nhau;
- Đơn đủ điều kiện xử lý;
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết;
- Đơn phải chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền:
+ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Cơ quan hành chính nhà nước;
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án;
+ Kiểm toán nhà nước;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;
- Đơn trả lại và hướng dẫn gửi đơn;
- Đơn rút;
- Đơn xếp lưu.
(3) Thông tin về khiếu nại:
- Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Tóm tắt nội dung khiếu nại và tình hình giải quyết khiếu nại;
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Kết quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
(4) Thông tin về tố cáo:
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo;
- Tóm tắt nội dung tố cáo và tình hình giải quyết tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo; quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
- Kết quả thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
(5) Thông tin về kiến nghị, phản ánh:
- Họ tên, địa chỉ của người kiến nghị, phản ánh;
- Tóm tắt nội dung kiến nghị, phản ánh;
- Kết quả xử lý kiến nghị, phản ánh.
(6) Báo cáo định kỳ, báo cáo vụ việc, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh cập nhật theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, những thông tin về tiếp công dân được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bao gồm:
- Họ tên, địa chỉ của công dân;
- Nội dung, kết quả tiếp công dân.
Thông tin được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân (Hình từ Internet)
Những nguyên tắc cần tuân thủ khi cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân?
Tại Điều 4 Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định khi xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân thì phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ thông tin cá nhân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Bảo đảm phù hợp với khung kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin.
- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng thẩm quyền, mục đích theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm việc quản lý, vận hành chặt chẽ, an toàn, ổn định và thông suốt.
Nguồn thông tin cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân đến từ đâu?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 55/2022/NĐ-CP thì thông tin cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân đến từ những nguồn sau đây:
Nguồn thông tin cập nhật vào Cơ sở dữ liệu
1. Việc tiếp công dân, xử lý đơn; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kiến nghị, phản ánh; vụ việc khiếu nại có thông báo thụ lý khiếu nại, vụ việc tố cáo có quyết định thụ lý giải quyết tố cáo kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
2. Vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, vụ việc đã có kết luận nội dung tố cáo kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2018 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
3. Vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được cập nhật theo văn bản yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- 28 Tết Âm lịch Ất Tỵ là ngày mấy, thứ mấy dương lịch? Những cá nhân, hộ gia đình nào phải thực hiện treo cờ Tết Âm lịch Ất Tỵ?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Đảng ủy cơ sở? Tải về mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại?
- Quỹ tiền thưởng hằng năm theo Nghị định 73 bằng bao nhiêu của tổng quỹ tiền lương? Hướng dẫn xác định?
- Đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng theo Công văn 7585 BNV TL? Thẩm quyền xây dựng Quy chế tiền thưởng?