Những thay đổi mới nhất về tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu từ ngày 10/6/2022 như thế nào?

Vừa rồi tôi có biết rằng Thông tư 35/2022/TT-BQP đã thay đổi về tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu. Vì vậy nên tôi muốn hỏi rằng tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu được thay đổi như thế nào theo Thông tư đó?

Nguyên tắc và phương thức bảo đảm đối với tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu

Căn cứ Điều 3 Thông tư 116/2015/TT-BQP, theo đó quy định về nguyên tắc bảo đảm đối với tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu như sau:

- Bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt thường xuyên, huấn luyện, dã ngoại, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

- Bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tổ chức cơ yếu, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

- Phù hợp với sự phát triển chung và đặc trưng của từng vùng, miền, từng đối tượng cụ thể.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 116/2015/TT-BQP theo đó tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với học viên cơ yếu quy định tại Thông tư này được bảo đảm bằng một trong các phương thức sau:

- Bảo đảm bằng tiền mặt.

- Bảo đảm bằng hiện vật.

Thay đổi về tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu theo quy định tại Thông tư 35/2022/TT-BQP?

Thay đổi về tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu theo quy định tại Thông tư 35/2022/TT-BQP?

Tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 116/2015/TT-BQP theo đó tiêu chuẩn trang phục được quy định như sau:

- Trang phục đối với học viên cơ yếu là những loại trang phục cấp cho cá nhân quản lý sử dụng thường xuyên và trang phục dùng chung, gồm: Trang phục thường xuyên, trang phục niên hạn, trang phục chống rét.

- Trang phục nghiệp vụ đối với học viên cơ yếu là những loại trang phục trang bị cho học viên cơ yếu từ năm học thứ 3 trở đi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, dã ngoại.

- Tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Bên cạnh đó, theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 116/2015/TT-BQP về tiêu chuẩn đối với học viên cơ yếu theo đó quy định như sau:

Tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu

* Ghi chú:

- Một suất trang phục thường dùng gồm: 01 quần dài + 01 áo sơ mi dài tay.

- Trang phục chống rét (trừ đệm nằm) các loại, khi tốt nghiệp nhận công tác không thu lại.

+ Vùng rét 1, áp dụng đối với học viên cơ yếu học tập, làm việc tại các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các đảo thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Bình trở ra phía Bắc.

+ Vùng rét 2, áp dụng đối với học viên cơ yếu học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc.

Tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu được thay đổi như thế nào?

Căn cứ Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 35/2022/TT-BQP theo đó tiêu chuẩn đối với học viên cơ yếu được quy định như sau:

Tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu

* Ghi chú:

- Một bộ trang phục thường dùng gồm: 01 quần dài và 01 áo sơ mi dài tay.

- Trang phục chống rét (trừ đệm nằm) các loại, khi tốt nghiệp nhận công tác không thu lại.

+ Vùng rét 1, áp dụng đối với học viên cơ yếu học tập, làm việc tại các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các đảo thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Bình trở ra phía Bắc.

+ Vùng rét 2, áp dụng đối với học viên cơ yếu học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc.

Thông tư 35/2022/TT-BQP chính thức có hiệu lực từ ngày 10 tháng 6 năm 2022.

Học viên cơ yếu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động cơ yếu là gì? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là ai? Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu là gì?
Pháp luật
Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới?
Pháp luật
Từ 10/6/2022, tiêu chuẩn diện tích ở, sinh hoạt, nhà ăn tập thể và thiết bị vệ sinh đối với học viên cơ yếu được thay đổi như thế nào?
Pháp luật
Những thay đổi mới nhất về tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu từ ngày 10/6/2022 như thế nào?
Pháp luật
Tuổi nghề cơ yếu là gì? Trường hợp nào không được tính tuổi nghề cơ yếu? Cách tính tuổi nghề cơ yếu được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học viên cơ yếu
841 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học viên cơ yếu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học viên cơ yếu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào