Những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao có được miễn thực hiện các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm ở Nước tiếp nhận không?
- Những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao có được miễn thực hiện các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm ở Nước tiếp nhận không?
- Những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao là công dân Nước tiếp nhận được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi nào?
- Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao có cần phải thông báo với Nước tiếp nhận không?
Những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao có được miễn thực hiện các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm ở Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản h Điều 1 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
"Người phục vụ riêng" là người thực hiện các công việc phục vụ riêng cho thành viên của cơ quan đại diện và không phải là nhân viên của Nước cử đi;
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Viên chức ngoại giao được miễn thực hiện các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm ở Nước tiếp nhận đối với các công việc phục vụ cho Nước cử đi, trừ các quy định ở Đoạn 3 Điều này.
2. Việc miễn trừ nêu ở Đoạn 1 của Điều này cũng được áp dụng đối với những người phục vụ riêng của các viên chức ngoại giao, với điều kiện:
a) Họ không phải là công dân Nước tiếp nhận hay không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này.
b) Họ phải tuân theo các quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội ở Nước cử đi hay ở một Nước thứ ba.
3. Viên chức ngoại giao thuê những người phục vụ không được hưởng quyền miễn trừ nêu ở Đoạn 2 của Điều này phải tuân theo những nghĩa vụ mà các điều khoản về bảo hiểm xã hội của Nước tiếp nhận quy định đối với người thuê nhân công.
4. Việc miễn trừ nêu ở các Đoạn 1 và 2 của Điều này không loại trừ việc tự nguyện tham gia chế độ bảo hiểm xã hội của Nước tiếp nhận, miễn là việc tham gia đó được Nước này cho phép.
5. Những quy định của Điều này không ảnh hưởng đến các hiệp định hai bên hay nhiều bên về bảo hiểm xã hội đã được ký từ trước và không cản trở việc ký các hiệp định như vậy về sau.
Theo đó có thể hiểu người phục vụ riêng là người thực hiện các công việc phục vụ riêng cho thành viên của cơ quan đại diện và không phải là nhân viên của Nước cử đi.
Và những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao có được miễn thực hiện các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm ở Nước tiếp nhận với điều kiện:
- Họ không phải là công dân Nước tiếp nhận hay không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này.
- Họ phải tuân theo các quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội ở Nước cử đi hay ở một Nước thứ ba.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao là công dân Nước tiếp nhận được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ, viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.
2. Những thành viên khác của cơ quan đại diện và những người phục vụ riêng là công dân Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở nước đó chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi được nước đó công nhận. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận phải thi hành quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
Theo đó, những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao là công dân Nước tiếp nhận được chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi được nước đó công nhận.
Tuy nhiên, Nước tiếp nhận phải thi hành quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao có cần phải thông báo với Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận được thông báo về:
a) Việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc họ đến và đi hẳn hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đại diện;
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện và, nếu có, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện;
c) Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng cho những người nêu ở Đoạn a trên đây và, nếu có, việc họ thôi không phục vụ những người đó nữa;
d) Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú tại nước tiếp nhận với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hoặc với tư cách là người phục vụ riêng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ.
2. Mỗi khi có thể được, phải thông báo trước việc đến và đi hẳn.
Như vậy, việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao sẽ do Nước cử thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?