Những người đang làm các công việc nào tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP?
- Những người đang làm các công việc nào tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP?
- Chế độ, chính sách với người đang làm các công việc tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP ra sao?
- Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như thế nào?
Những người đang làm các công việc nào tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Người đang làm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và đang ký hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thì không phải ký lại hợp đồng theo quy định tại Nghị định này. Chế độ, chính sách thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các công việc thực hiện hợp đồng
.....
2. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:
a) Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
b) Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
c) Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Theo như quy định trên, người đang làm các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính bao gồm:
- Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
- Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
- Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Những người đang làm các công việc nào tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP?
Chế độ, chính sách với người đang làm các công việc tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
.....
2. Quyền lợi của người lao động
...
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
Theo như quy định trên, chế độ, chính sách với người đang làm các công việc nào tại cơ quan hành chính không phải ký lại hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:
- Được áp dụng chế độ chính sách đối với công chức bao gồm:
+ Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
+ Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
+ Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
+ Các quyền khác của cán bộ, công chức
Lưu ý: khi thôi đảm nhiệm các công việc thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách trên và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ nếu có nhu cầu.
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Theo đó, thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cà phê Arabica là gì? Việt Nam có trồng cà phê Arabica? Cà phê Arabica có phải là hàng hóa do nhà nước định giá?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải phối hợp với Cục Điều tiết điện lực trong giám sát thị trường điện không?
- Trong hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ là gì? Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 ra sao?
- Ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được cập nhật bao lâu một lần?