Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Thanh tra Chính phủ?
- Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Thanh tra Chính phủ?
- Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm gì trong việc tự kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ?
- Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong vòng bao lâu kể từ ngày văn bản được ban hành?
Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định các loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Thanh tra Chính phủ như sau:
Các loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Thanh tra Chính phủ
Văn bản quy phạm pháp luật do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành dưới hình thức Thông tư, Thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định, những loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Thanh tra Chính phủ là văn bản do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành dưới hình thức :
(1) Thông tư;
(2) Thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
(3) Thông tư liên tịch với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Thanh tra Chính phủ? (Hình từ Internet)
Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm gì trong việc tự kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định về trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản như sau:
Trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản
1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Làm đầu mối, giúp Tổng thanh tra Chính phủ tổ chức tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định tại Điều 13 Thông tư này;
b) Tổ chức tự kiểm tra văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo và đề xuất hình thức xử lý đối với văn bản có nội dung trái pháp luật;
c) Gửi thông báo đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Thanh tra Chính phủ hoặc kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ thông báo tới đơn vị ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật để tổ chức tự kiểm tra đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đó;
d) Tham gia xử lý và giải trình; theo dõi kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Thanh tra Chính phủ;
Trường hợp đơn vị đã ban hành văn bản không kiểm tra, xử lý hoặc kết quả xử lý không đáp ứng yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với văn bản có nội dung trái pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
a) Tự tổ chức, kiểm tra hoặc phối hợp với Vụ Pháp chế tiến hành tự kiểm tra đối với các văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
...
Như vậy, trong việc tự kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế có các trách nhiệm sau đây:
(1) Làm đầu mối, giúp Tổng thanh tra Chính phủ tổ chức tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Tổng Thanh tra Chính phủ;
(2) Tổ chức tự kiểm tra văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo và đề xuất hình thức xử lý đối với văn bản có nội dung trái pháp luật;
(3) Gửi thông báo đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Thanh tra Chính phủ hoặc kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ thông báo tới đơn vị ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật để tổ chức tự kiểm tra đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đó;
(4) Tham gia xử lý và giải trình; theo dõi kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Thanh tra Chính phủ;
Trường hợp đơn vị đã ban hành văn bản không kiểm tra, xử lý hoặc kết quả xử lý không đáp ứng yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với văn bản có nội dung trái pháp luật.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong vòng bao lâu kể từ ngày văn bản được ban hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định về trình tự thực hiện tự kiểm tra của Vụ Pháp chế như sau:
Trình tự thực hiện tự kiểm tra của Vụ Pháp chế
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo được ban hành hoặc kể từ ngày Vụ Pháp chế tiếp nhận văn bản kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản.
2. Đối với văn bản khi kiểm tra phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra lập hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Cơ sở pháp lý để kiểm tra;
b) Phiếu kiểm tra văn bản theo mẫu số 01/BTP/KTrVB ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Thông tư số 20/2010/TT-BTP);
...
Như vậy, theo quy định, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo được ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?
- Ngày 2 tháng 1 là ngày gì? Ngày 2 tháng 1 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 2 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?
- Mẫu Giấy giới thiệu cử đảng viên hoặc cấp ủy viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng theo quy định hiện nay?