Những loại văn bản nào hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ Công Thương? Kỹ thuật trình bày văn bản như thế nào?
Những loại văn bản nào hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ Công Thương?
Theo Điều 2 Quy định thể thức, kỹ thuật trình bày và mẫu các loại văn bản của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 4268/QĐ-BCT năm 2013 quy định về phân loại văn bản như sau:
Phân loại văn bản
Các văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị bao gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch với các cơ quan có thẩm quyền ban hành gồm: Thông tư, Thông tư liên tịch.
2. Văn bản hành chính gồm: Quyết định, chỉ thị, thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, công điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển và công văn hành chính.
3. Bản sao văn bản gồm: bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục.
4. Văn bản chuyên ngành, giấy phép: Các văn bản chuyên ngành, giấy phép do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định và có hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày riêng phù hợp các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, các văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch với các cơ quan có thẩm quyền ban hành gồm: Thông tư, Thông tư liên tịch.
- Văn bản hành chính gồm: Quyết định, chỉ thị, thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, công điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển và công văn hành chính.
- Bản sao văn bản gồm: bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục.
- Văn bản chuyên ngành, giấy phép: Các văn bản chuyên ngành, giấy phép do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định và có hướng dẫn về thể thức, kỹ thuật trình bày riêng phù hợp các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Kỹ thuật trình bày văn bản của Bộ Công Thương được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Quy định thể thức, kỹ thuật trình bày và mẫu các loại văn bản của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 4268/QĐ-BCT năm 2013 quy định như sau:
Kỹ thuật trình bày văn bản
Kỹ thuật trình bày hình thức văn bản quy định tại Quy định này bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản được soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; có thể áp dụng đối với văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc đối với văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác.
Kỹ thuật trình bày nội dung văn bản quy phạm pháp luật gồm kỹ thuật trình bày bố cục chung của văn bản; kỹ thuật trình bày bố cục phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; cách đặt câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ trên quy định kỹ thuật trình bày văn bản của Bộ Công Thương bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản được soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy.
Đồng thời có thể áp dụng đối với văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc đối với văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác.
Kỹ thuật trình bày nội dung văn bản quy phạm pháp luật gồm kỹ thuật trình bày bố cục chung của văn bản; kỹ thuật trình bày bố cục phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; cách đặt câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật.
Những loại văn bản nào hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ Công Thương? (Hình từ Internet)
Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản của Bộ Công Thương là gì?
Theo Điều 5 Quy định thể thức, kỹ thuật trình bày và mẫu các loại văn bản của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 4268/QĐ-BCT năm 2013 quy định như sau:
Phông chữ trong văn bản
Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản phải trên máy vi tính là phông chữ Tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 .
Căn cứ trên quy định phông chữ sử dụng để trình bày văn bản của Bộ Công Thương phải trên máy vi tính là phông chữ Tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?