Những loại tài sản nào của người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp không được phép thực hiện kê biên?

Những loại tài sản nào của người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp không được phép thực hiện kê biên? Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án khi đảm bảo điều kiện gì? câu hỏi của anh Kiệt (Thanh Hóa).

Những loại tài sản nào của người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp không được phép thực hiện kê biên?

Theo Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

Tài sản không được kê biên
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Chiếu theo quy định này thì những loại tài sản nào sau người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp không được phép thực hiện kê biên:

- Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

- Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Những loại tài sản nào của người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp không được phép thực hiện kê biên?

Những loại tài sản nào của người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp không được phép thực hiện kê biên? (hình từ internet)

Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án khi đảm bảo điều kiện gì?

Theo Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Kê biên tài sản để thi hành án
...
4. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
5. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.

Theo đó, cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý.

Hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.

Việc xác định giá đối với tài sản kê biên được thực hiện ra sao?

Tại Điều 26 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định việc xác định giá đối với tài sản kê biên được thực hiện như sau:

Xác định giá đối với tài sản kê biên
1. Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên; trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
2. Tài sản kê biên có giá trị nhỏ quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.

Như vậy, việc xác định giá trị của tài sản phải kê biên được thực hiện như tại quy định trên.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,146 lượt xem
Kê biên tài sản
Tài sản kê biên Tải về trọn bộ quy định liên qua đến Tài sản kê biên:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trường hợp nào áp dụng kê biên tài sản đối với bị cáo?
Pháp luật
Tòa án được tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản không? Mục đích của việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản là gì?
Pháp luật
Có được kê biên nhà ở trên quyền sử dụng đất của người khác không? Khi nào được quyền kê biên nhà ở đang tranh chấp?
Pháp luật
Có được kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án nếu người phải thi hành án không đồng ý hay không?
Pháp luật
Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Có kê biên tài sản là quyền sử dụng đất để thi hành án dân sự khi đất này đang có tranh chấp hay không?
Pháp luật
Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm những tội gì? Bị can, bị cáo được Tòa án tuyên vô tội thì tài sản có còn bị kê biên không?
Pháp luật
Mẫu thông báo bán đấu giá tài sản kê biên thi hành án là mẫu nào? Tải về mẫu thông báo bán đấu giá tài sản?
Pháp luật
Có được phép kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự đối với tài sản đang có tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu hay không?
Pháp luật
Giá tài sản kê biên để thi hành án dân sự đối với động sản do đương sự thoả thuận có phải là giá khởi điểm để bán đấu giá không?
Pháp luật
Tẩu tán tài sản để trốn tránh việc kê biên tài sản là hành vi vi phạm pháp luật? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi này như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kê biên tài sản Tài sản kê biên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kê biên tài sản Xem toàn bộ văn bản về Tài sản kê biên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào