Những khu vực nào được coi là khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng? Người ra vào khu vực hạn chế này phải đáp ứng điều kiện gì?
Những khu vực nào được coi là khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng?
Khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, căn cứ thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, các khu vực hạn chế sau đây phải được thiết lập:
- Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly), khu vực từ điểm kiểm tra an ninh đối với nhân viên nội bộ trước khi vào khu vực hạn chế vào bên trong nhà ga;
- Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay (sân bay);
- Khu vực phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại hành lý);
- Khu vực dành cho hành khách quá cảnh, nối chuyến chờ để chuyển tiếp chuyến bay (khu vực quá cảnh);
- Khu vực phục vụ hàng hóa, bưu gửi sau khi đã kiểm tra soi chiếu để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi);
- Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên;
- Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến;
- Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay;
- Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
- Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay;
- Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia;
- Trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm quản lý luồng không lưu;
- Đài kiểm soát tại sân bay, trạm ra-đa kiểm soát không lưu, trạm thông tin điều hành bay;
- Trạm cấp điện, cấp nước của cảng hàng không, sân bay (nằm ngoài khu vực hạn chế nhà ga, sân bay);
- Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga;
- Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho;
- Khu vực lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân bay, kiểm soát cổng cửa ra vào nhà ga, sân bay, quản lý tòa nhà; phòng giám sát an ninh bằng ca-me-ra; nơi đặt thiết bị điều khiển hệ thống phát thanh, phát hình của cảng hàng không, sân bay; nơi đặt máy chủ hệ thống máy tính phục vụ hoạt động của của cảng hàng không, sân bay.
Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về thiết lập tạm thời khu vực hạn chế như sau:
Thiết lập khu vực hạn chế
…
4. Trong trường hợp phải tăng cường đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc để bảo vệ hiện trường hoặc để phục vụ hoạt động hàng không dân dụng, xét thấy cần thiết tạm thời thiết lập khu vực hạn chế mới, bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đề xuất với người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực đó. Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Có thời hạn;
b) Có hàng rào cứng hoặc mềm làm ranh giới; có biển, tín hiệu cảnh báo phù hợp;
c) Có điểm kiểm tra an ninh hàng không và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra, giám sát trong thời gian thiết lập;
d) Có biện pháp bảo đảm an ninh hàng không phù hợp;
đ) Nếu thời hạn thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trên 24 giờ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
Theo đó, việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không được thực hiện trong một số trường hợp sau:
- Tăng cường đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
- Bảo vệ hiện trường;
- Phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
Người ra vào khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 32 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT thì việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế được quy định như sau:
- Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
- Thẻ phải đeo ở vị trí phía trước ngực bảo đảm quan sát được mặt trước của thẻ trong suốt thời gian hoạt động trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT; giấy phép phải để ở phía trước buồng lái hoặc tại vị trí dễ nhận biết của phương tiện.
- Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
- Người sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng ngắn hạn phải được hộ tống khi vào, hoạt động trong khu vực cách ly; phải được giám sát khi vào, hoạt động trong khu vực hạn chế khác.
Người giám sát, hộ tống phải có thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn phù hợp và thuộc một trong các đối tượng dưới đây:
+ Người thường xuyên làm việc tại khu vực hạn chế của cơ quan đề nghị cấp thẻ ngắn hạn;
+ Người của cơ quan chủ quản khu vực hạn chế; cơ quan quản lý; đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế;
+ Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?