Những đối tượng nào là hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một? Các quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một là gì?
Những đối tượng nào là hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một?
Theo khoản 2 Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (Được đính chính bởi Thông báo 132/TB-BST năm 2016 và sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) quy định đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một, cụ thể như sau:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu;
- Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên
- Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;
- Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;
- Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên;
- Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;
- Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
Những đối tượng nào là hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một? (Hình từ internet)
Các quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một là gì?
Hiện nay các quyền lợi của sĩ quan và binh sĩ dự bị sẽ được quy định chung tại Điều 43 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:
"Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ."
Hạ sĩ quan, binh sĩ hạng một phải tham gia huấn luyện, diễn tập tối đa bao nhiêu tháng?
Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể như sau:
"Điều 27. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
a) Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm;
c) Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện, được gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày; trường hợp cần thiết được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này."
Chiếu theo quy định này thì thời gian tham gia huấn luyện, diễn tập của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một tối đa sẽ không quá 12 tháng.
Tuổi phục vụ tại ngũ tối đa của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một là bao lâu?
Về tuổi phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một sẽ không có một độ tuổi chung mà sẽ phụ thuộc vào bậc quân hàm của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, cụ thể được quy định tại Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
"Điều 38. Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
Cấp Úy: 51;
Thiếu tá: 53;
Trung tá: 56;
Thượng tá: 57;
Đại tá: 60;
Cấp Tướng: 63."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?