Những cơ quan nào có tránh nhiệm quản lý hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Cho tôi hỏi những cơ quan nào có tránh nhiệm quản lý hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải có trình độ gì? Câu hỏi của anh TNL từ Hà Tĩnh.

Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm những gì?

Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BCA như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống giám sát giao thông bao gồm: các thiết bị đầu cuối; hệ thống thiết bị xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống truyền dữ liệu và các thiết bị phụ trợ khác được kết nối với nhau thành một hệ thống.
a) Các thiết bị đầu cuối gồm: máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; camera giám sát, ghi nhận hình ảnh phương tiện vi phạm; các thiết bị điều khiển; các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác... được lắp đặt cố định ở các vị trí bất kỳ trên tuyến giao thông đường bộ để giám sát trực tuyến tình hình trật tự, an toàn giao thông và tự động ghi nhận bằng hình ảnh của người, phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Hệ thống thiết bị xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông gồm: hệ thống máy chủ, máy tính, màn hình hiển thị và phần mềm được sử dụng cho việc thực hiện toàn bộ quy trình giám sát, xử lý và quản lý, lưu trữ dữ liệu, hiển thị... của hệ thống giám sát giao thông;
...

Như vậy, theo quy định, hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

- Các thiết bị đầu cuối;

- Hệ thống thiết bị xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông;

- Hệ thống truyền dữ liệu;

- Các thiết bị phụ trợ khác được kết nối với nhau thành một hệ thống.

Những cơ quan nào có tránh nhiệm quản lý hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải có trình độ gì?

Yêu cầu đối với cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống giám sát giao thông được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2014/TT-BCA như sau:

Yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống giám sát giao thông
1. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được phân công vận hành, quản lý, bảo trì và bảo vệ hệ thống giám sát giao thông.
3. Có trình độ Trung cấp Công an nhân dân hoặc tương đương trở lên (đối với cán bộ tốt nghiệp các trường ngoài ngành Công an thì phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân); có kiến thức về tin học; được tập huấn về công tác vận hành, quản lý, bảo trì hệ thống giám sát giao thông.

Như vậy, theo quy định, cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải có trình độ:

- Trung cấp Công an nhân dân hoặc tương đương trở lên (đối với cán bộ tốt nghiệp các trường ngoài ngành Công an thì phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân);

- Có kiến thức về tin học;

- Được tập huấn về công tác vận hành, quản lý, bảo trì hệ thống giám sát giao thông.

Những cơ quan nào có tránh nhiệm quản lý hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Cơ quan quản lý hệ thống giám sát giao thông được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2014/TT-BCA như sau:

Quản lý hệ thống giám sát giao thông
1. Cơ quan quản lý hệ thống giám sát giao thông
a) Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống giám sát giao thông trong phạm vi toàn quốc;
b) Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chịu trách nhiệm quản lý hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường cao tốc;
c) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) chịu trách nhiệm quản lý hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội
a) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương trong việc quản lý hệ thống giám sát giao thông;
b) Quản lý việc vận hành hệ thống giám sát giao thông;
c) Quản lý việc phân quyền và bảo mật tài khoản sử dụng trong hệ thống giám sát giao thông;
d) Cung cấp mật khẩu đăng nhập vào hệ thống giám sát giao thông cho Công an các đơn vị, địa phương;
...

Như vậy, các cơ quan có tránh nhiệm quản lý hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

(1) Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống giám sát giao thông trong phạm vi toàn quốc;

(2) Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chịu trách nhiệm quản lý hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường cao tốc;

(3) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
Khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Nếu không thì xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều khiển xe đạp thể thao đi vào làn đường dành cho xe ô tô có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Phần đường xe chạy là gì? Nếu trường hợp xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy thì tài xế phải làm gì?
Pháp luật
Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 về vi phạm quy tắc giao thông tổng hợp như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp không được vượt xe 2025? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
1,173 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào