Những chứng từ kế toán nào được làm căn cứ để hạch toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?
- Những chứng từ kế toán nào được làm căn cứ để hạch toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?
- Căn cứ vào chứng từ kế toán thì việc ghi sổ kế toán của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện như thế nào?
- Việc khóa sổ kế toán của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện được thực hiện như thế nào?
Những chứng từ kế toán nào được làm căn cứ để hạch toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?
Những chứng từ kế toán nào được làm căn cứ để hạch toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2022/TT-BTC thì:
Quy định về chứng từ kế toán
Các đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Đối với các khoản chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng nhận tài trợ (chi tiền mặt, phân phối hàng hóa, hiện vật) thì chứng từ làm căn cứ ghi chi (hoặc bảng kê đính kèm) phải có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó các mẫu chứng từ này khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế (liên quan đến hoạt động xã hội, từ thiện) thì các đơn vị sẽ tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán và mẫu chứng từ kế toán phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Đồng thời, các chứng từ kế toán liên quan đến việc chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng nhận tài trợ thì phải có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Những chứng từ kế toán nào được làm căn cứ để hạch toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?
Căn cứ vào chứng từ kế toán thì việc ghi sổ kế toán của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện như thế nào?
Căn cứ vào chứng từ kế toán thì việc ghi sổ kế toán của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện được thực hiện theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 41/2022/TT-BTC như sau:
- Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp chứng minh.
- Trường hợp ghi sổ kế toán thủ công, phải dùng mực không phai, không dùng mực đỏ để ghi sổ kế toán (trừ bút toán điều chỉnh). Phải thực hiện theo trình tự ghi chép và các mẫu sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 01. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xoá, cấm dùng chất hoá học để sửa chữa.
Việc khóa sổ kế toán của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện được thực hiện như thế nào?
Việc khóa sổ kế toán của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện được thực hiện theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 41/2022/TT-BTC như sau:
- Khoá sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.
- Sổ quỹ tiền mặt phải thực hiện khoá sổ vào cuối mỗi ngày có phát sinh giao dịch. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng.
- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải khoá sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng.
- Đơn vị phải khoá sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, đơn vị phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?