Những chức danh, cá nhân nào khi hành nghề hoạt động xây dựng thì buộc phải có chứng chỉ hành nghề?
- Những chức danh, cá nhân nào khi hành nghề hoạt động xây dựng thì buộc phải có chứng chỉ hành nghề?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Hành nghề hoạt động xây dựng nhưng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
Những chức danh, cá nhân nào khi hành nghề hoạt động xây dựng thì buộc phải có chứng chỉ hành nghề?
Quy định những chức danh, cá nhân nào khi hành nghề hoạt động xây dựng thì buộc phải có chứng chỉ hành nghề tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
...
3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.
...
Theo quy định trên, những chức danh, cá nhân nào khi hành nghề hoạt động xây dựng thì buộc phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
- Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng.
- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng.
- Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Hoạt động xây dựng (Hình từ Internet)
Để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Xây dựng 2014, được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
3. Thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I;
b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng còn lại.
4. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.
Theo đó, để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Hành nghề hoạt động xây dựng nhưng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng nhưng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động xây dựng không đủ điều kiện hành nghề theo quy định;
b) Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề đã hết hiệu lực hoặc hoạt động sai chứng chỉ hành nghề;
c) Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam mà không thực hiện việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a) Giao cho người không có chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc không đủ điều kiện hành nghề tương ứng với loại, cấp công trình đảm nhận đối với các chức danh theo quy định;
b) Hoạt động không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
c) Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ năng lực hoặc chứng chỉ năng lực hết hiệu lực theo quy định.
...
Như vậy, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng nhưng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?