Những chính sách mới về tiền lương, định mức giáo viên và nhân viên trường học có hiệu lực thi hành kể từ 16/12/2023?
- Thay đổi hệ số lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ ngày 16/12/2023?
- Chia vùng để tính định mức giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập từ ngày 16/12/2023?
- Định mức giáo viên của trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT mới nhất từ ngày 16/12/2023 như thế nào?
- Định mức vị trí việc làm chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ đối với trường mầm non, phổ thông từ ngày 16/12/2023?
- Có thêm vị trí tư vấn học sinh kể từ ngày 16/12/2023?
Dưới đây là những chính sách mới về tiền lương, giáo viên và nhân viên trường học có hiệu lực thi hành kể từ tháng 12/2023, bao gồm:
Thay đổi hệ số lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ ngày 16/12/2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ 16/12/2023 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Như vậy, lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được tính như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở * Hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
vậy nên, mức lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tât từ 16/12/2023 như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (Đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2.1 | 3.780.000 |
Bậc 2 | 2.41 | 4.338.000 |
Bậc 3 | 2.72 | 4.896.000 |
Bậc 4 | 3.03 | 5.454.000 |
Bậc 5 | 3.34 | 6.012.000 |
Bậc 6 | 3.65 | 6.570.000 |
Bậc 7 | 3.96 | 7.128.000 |
Bậc 8 | 4.27 | 7.686.000 |
Bậc 9 | 4.58 | 8.244.000 |
Bậc 10 | 4.89 | 8.802.000 |
So với trước đây, lương của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, hệ số lương 1,86 - 4,06.
Những chính sách mới về tiền lương, định mức giáo viên và nhân viên trường học có hiệu lực thi hành kể từ 16/12/2023? (Hình từ Internet)
Chia vùng để tính định mức giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập từ ngày 16/12/2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:
Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:
- Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.
Số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động
Định mức giáo viên của trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT mới nhất từ ngày 16/12/2023 như thế nào?
Căn cứ theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các Cơ sở giáo dục mầm non công lập
Và Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập
Định mức giáo viên của trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT mới nhất từ ngày 16/12/2023 như sau:
>> Xem: định mức giáo viên của trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT mới nhất từ ngày 16/12/2023
Định mức vị trí việc làm chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ đối với trường mầm non, phổ thông từ ngày 16/12/2023?
Đối với trường mầm non
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung (kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện)
1. Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 02 người để thực hiện các nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.
2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non có từ 5 điểm trường trở lên hoặc có từ 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên thì bố trí 03 người để thực hiện nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.
3. Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm. Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm phù hợp.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, nấu ăn)
1. Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
2. Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú thì được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho trẻ em. Căn cứ số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn.
3. Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Theo đó, có thể thấy vị trí việc làm kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện được gọi là vị trí chuyên môn dùng chung, đồng thời các vị trí y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, nấu ăn gọi là vị trí hỗ trợ, phục vụ không còn gọi là nhân viên trường học kể từ ngày 16/12/2023
Đối với trường tiểu học
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung của trường tiểu học như sau:
- Vị trí việc làm thư viện, quản trị công sở:
+ Trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên thuộc vùng 3, có từ 19 lớp trở lên thuộc vùng 1 và vùng 2; trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 02 người;
+ Trường tiểu học có từ 27 lớp trở xuống thuộc vùng 3, có từ 18 lớp trở xuống thuộc vùng 1 và vùng 2 được bố trí 01 người.
- Vị trí việc làm văn thư, thủ quỹ, kế toán:
+ Trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 03 người để thực hiện nhiệm vụ văn thư, thủ quỹ, kế toán;
+ Các trường tiểu học còn lại được bố trí tối đa 02 người để thực hiện nhiệm vụ văn thư, thủ quỹ, kế toán;
- Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm. Các trường tiểu học căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm cho phù hợp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ như sau:
- Căn cứ quy định của pháp luật; quy mô học sinh, tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, trường tiểu học xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
- Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Đối với trường THCS
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung của trường THCS như sau:
- Vị trí việc làm thư viện, quản trị công sở:
+ Trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên thuộc vùng 3, có từ 19 lớp trở lên thuộc vùng 1 và vùng 2; trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở được bố trí tối đa 02 người;
+ Trường trung học cơ sở có từ 27 lớp trở xuống thuộc vùng 3, có từ 18 lớp trở xuống thuộc vùng 1 và vùng 2 được bố trí 01 người;
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở căn cứ vào số lượng lớp học, điều kiện thực tế áp dụng định mức theo quy định đối với trường trung học cơ sở tại 2 quy định trên.
+ Trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 người.
- Vị trí việc làm văn thư, thủ quỹ, kế toán:
+ Trường trung học cơ sở và trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở được bố trí tối đa 02 người;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở, trường trung học cơ sở có từ 40 lớp trở lên, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở có trên 200 học sinh được hưởng chính sách học sinh bán trú thì được bố trí tối đa 03 người;
- Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì bố trí hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm. Các trường trung học cơ sở căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm cho phù hợp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ như sau:
- Căn cứ quy định của pháp luật; quy mô học sinh, tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường trung học cơ sở xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
- Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Đối với trường THPT
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung của trường THPT như sau:
- Vị trí việc làm thư viện, quản trị công sở:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú được bố trí tối đa 03 người;
+ Trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 04 người;
+ Các trường trung học phổ thông còn lại được bố trí tối đa 02 người.
- Văn thư, thủ quỹ, kế toán:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 03 người;
+ Các trường trung học phổ thông còn lại được bố trí tối đa 02 người;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú có quy mô trên 400 học sinh, trường trung học phổ thông có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 người.
- Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm. Các trường trung học phổ thông căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm cho phù hợp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trường THPT như sau:
- Căn cứ quy định của pháp luật, quy mô học sinh, tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường trung học phổ thông xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
- Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Có thêm vị trí tư vấn học sinh kể từ ngày 16/12/2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT và Điều 17 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT đều bổ sung thêm vị trí tư vấn học sinh tại trường tiểu học, THCS, THPT, cụ thể:
- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường tiểu học được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên kiêm nhiệm.
- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên kiêm nhiệm.
- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?