Những ai có thể thực hiện tháo kính tiếp xúc? Các bước tiến hành và xử trí tai biến khi tháo kính tiếp xúc như thế nào?
Tháo kính tiếp xúc được chỉ định trong những trường hợp nào? Những ai có thể thực hiện tháo kính tiếp xúc?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Đặt và tháo kính tiếp xúc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾP XÚC
I. ĐẠI CƯƠNG
Đặt kính tiếp xúc và tháo kính tiếp xúc là một kỹ thuật thường dùng trong lâm sàng. Người thao tác kính tiếp xúc cần phải thành thạo kỹ thuật để có thể đặt vào tháo kính tiếp xúc một cách an toàn và có thể hướng dẫn để người bệnh tự đặt và tháo kính tại nhà.
II. CHỈ ĐỊNH
- Những người có tật khúc xạ.
- Những người bệnh có bệnh của bề mặt nhãn cầu (viêm giác mạc sợi, tróc biểu mô giác mạc, khô mắt, loạn dưỡng giác mạc, v.v.)
- Những người có nhu cầu dùng kính tiếp xúc thẩm mỹ (kính màu).
- Những trường hợp phẫu thuật khúc xạ có biến chứng vạt (đứt vạt, thủng vạt, v.v.)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Những người đang có bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc bệnh nặng của mắt, người bệnh nhiều tuổi hoặc tay vụng về quá.
- Những người không đảm bảo yêu cầu vệ sinh của kính tiếp xúc, trẻ nhỏ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.
...
Đặt và tháo kính tiếp xúc là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Đặt kính tiếp xúc và tháo kính tiếp xúc là một kỹ thuật thường dùng trong lâm sàng. Người thao tác kính tiếp xúc cần phải thành thạo kỹ thuật để có thể đặt vào tháo kính tiếp xúc một cách an toàn và có thể hướng dẫn để người bệnh tự đặt và tháo kính tại nhà.
Tháo kính tiếp xúc được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Những người có tật khúc xạ.
- Những người bệnh có bệnh của bề mặt nhãn cầu (viêm giác mạc sợi, tróc biểu mô giác mạc, khô mắt, loạn dưỡng giác mạc, v.v.)
- Những người có nhu cầu dùng kính tiếp xúc thẩm mỹ (kính màu).
- Những trường hợp phẫu thuật khúc xạ có biến chứng vạt (đứt vạt, thủng vạt, v.v.)
Người thực hiện tháo kính tiếp xúc là bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.
Tháo kính tiếp xúc (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành tháo kính tiếp xúc như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Đặt và tháo kính tiếp xúc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾP XÚC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Đảm bảo đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu.
2. Kiểm tra người bệnh
Đúng tên, tuổi, yêu cầu về kính, và đúng mắt.
3. Thực hiện kỹ thuật
...
3.2. Tháo kính tiếp xúc
- Rửa tay sạch và lau khô.
- Kiểm tra thị lực để chắc chắn kính tiếp xúc đang ở tâm giác mạc, nếu kính lệch lạc thì cần chỉnh lại.
- Người bệnh nhìn xuống phía dưới.
- Người thao tác dùng ngón trỏ tay phải đặt ở góc ngoài mắt, kéo mi trên ra ngoài trong khi yêu cầu người bệnh chớp mắt để kính tuột ra.
- Nếu kính lệch ra phía ngoài thì chỉnh lại trước khi làm lại thao tác trên.
- Rửa sạch kính và đặt vào hộp có dung dịch khử trùng hoặc hộp khô, đặt đúng hộp cho mắt phải /trái.
Các bước tiến hành tháo kính tiếp xúc như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ đảm bảo đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu.
Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng tên, tuổi, yêu cầu về kính, và đúng mắt.
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật tháo kính tiếp xúc theo quy định cụ thể trên.
Sau khi tháo kính tiếp xúc phải theo dõi bệnh nhân như thế nào? Xử trí tai biến khi tháo kính tiếp xúc như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI và Mục VII Quy trình kỹ thuật Đặt và tháo kính tiếp xúc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
ĐẶT VÀ THÁO KÍNH TIẾP XÚC
...
VI. THEO DÕI
- Sau khi đặt kính tiếp xúc, phải kiểm tra và theo dõi thị lực, độ cân của kính, độ phù hợp của kính trên giác mạc để đảm bảo kính không lỏng quá hoặc chặt quá.
- Sau khi tháo kính phải theo dõi để phát hiện viêm nhiễm hoặc các bất thường khác có thể có trên giác mạc.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Xước giác mạc do đặt và tháo kính không đúng cách: dùng thuốc tra mắt kháng sinh và nước mắt nhân tạo.
- Rách kính hoặc kẹt kính trong cùng đồ: tháo bỏ kính và đặt lại.
Như vậy, sau khi tháo kính phải theo dõi để phát hiện viêm nhiễm hoặc các bất thường khác có thể có trên giác mạc.
Xử trí tai biến khi tháo kính tiếp xúc như sau:
- Xước giác mạc do tháo kính không đúng cách: dùng thuốc tra mắt kháng sinh và nước mắt nhân tạo.
- Rách kính hoặc kẹt kính trong cùng đồ: tháo bỏ kính và đặt lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?