Nhớt thải có phải là chất thải nguy hại không? Khu vực lưu chứa của cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có bắt buộc xây dưới dạng kho không?
Nhớt thải có phải là chất thải nguy hại không?
Nhớt thải có phải là chất thải nguy hại không, thì theo quy định tại tiết 3.6 tiểu mục 3.6 Mục A Mẫu số 01 PHỤ LỤC III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là Danh mục chất thải)
...
3. Quy định áp dụng cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế:
3.6. Tên gọi “dầu thải” hoặc “hoá chất thải” được áp dụng khi thành phần dầu hoặc hóa chất chiếm tỷ trọng ưu thế trong chất thải (lớn hơn hoặc bằng 50%); tên gọi chất thải có hoặc lẫn dầu hoặc chất thải có hoặc lẫn một hoá chất nhất định được áp dụng khi thành phần dầu hoặc hóa chất chiếm tỷ trọng kém ưu thế hơn so với các thành phần khác trong chất thải (nhỏ hơn 50%).
Theo đó tại tiểu mục 17 Mục B PHỤ LỤC III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính
…
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy
Như vậy, theo quy định trên thì nhớt là một loại nhiên liệu lỏng, do đó nhớt thải sẽ là chất thải từ nhiên liệu lỏng và thuộc danh mục chất thải nguy hại. Cho nên nhớt thải là một chất thải nguy hại.
Nhớt thải có phải là chất thải nguy hại không? (Hình từ Internet)
Khu vực lưu chứa của cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có bắt buộc xây dưới dạng kho không?
Khu vực lưu chứa của cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có bắt buộc xây dưới dạng kho không, thì theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 35 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại và mẫu chứng từ chất thải nguy hại
…
6. Khu vực lưu chứa đối với cơ sở phát sinh chất thải nguy hại:
a) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại (không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho) phải đáp ứng các yêu cầu sau: mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, trừ các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại với dung tích lớn hơn 02 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong; có biện pháp cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau; khu lưu giữ chất thải nguy hại phải bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn;
b) Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý theo quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) phải chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chồng lên nhau;
c) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều. Đối với các cơ sở y tế thì khu vực lưu chứa phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế.
…
Như vậy, theo quy định trên thì khu vực lưu chứa của cơ sở phát sinh chất thải nguy hại không bắt buộc xây dựng dưới dạng kho.
Bao bì mềm chất thải nguy hại phải có bao nhiêu lớp vỏ?
Bao bì mềm chất thải nguy hại phải có bao nhiêu lớp vỏ, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại
1. Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vỏ bao bì có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ;
b) Chịu va chạm, không hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng bình thường;
c) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài;
d) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì bao bì mềm chất thải nguy hại phải có ít nhất 02 lớp vỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?