Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ ra sao trong việc quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số?
Theo Điều 14 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ ra sao trong việc quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số như sau:
- Thống nhất quản lý nhà nước về y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số.
- Đầu tư, phát triển nhân lực y tế có chất lượng ngày càng cao; phát triển nền y tế Việt Nam theo hướng kết hợp y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền; phát triển công nghiệp dược theo hướng hiện đại, cung ứng đủ thuốc và trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.
- Tạo nguồn tài chính y tế bền vững để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân dựa trên thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
- Xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe của Nhân dân trình Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thống nhất quản lý và thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Duy trì quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của cả nước.
Như vậy, bạn hiểu rằng trong bộ máy hành chính Chính phủ sẻ thống nhất quản lý về y tế và chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số. Bên cạnh đó là các hoạt động đầu tư, tạo nguồn tài chính y tế bền vững, xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như là thống nhất về quản lý và thực hiện các chính sách dân số.
Bộ máy hành chính trong việc quản lý y tế
Chính phủ quy định vị trí, chức năng của Bộ Y tế là gì trong bộ máy hành chính?
Theo Điều 1 Nghị định 95/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về vị trí và chức năng của Bộ Y tế như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Như vậy, trong bộ máy hành chính thì Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Trước đây, tại Điều 1 Nghị định 75/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về vị trí và chức năng của Bộ Y tế như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong bộ máy hành chính như thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 95/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm y tế.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Văn phòng Bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
10. Cục Y tế dự phòng.
11. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
12. Cục Quản lý Môi trường y tế.
13. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
14. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
15. Cục Quản lý Dược.
16. Cục An toàn thực phẩm.
17. Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.
18. Cục Dân số.
19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
20. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
21. Báo Sức khỏe và Đời sống.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức quy định từ khoản 19 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Bộ.
Như vậy, bạn thấy rằng trên đây là toàn bộ cơ cấu chi tiết của Bộ Y tế trong bộ máy hành chính dành cho bạn tham khảo để có cách nhìn tổng quan nhất về bộ này.
Trước đây, tại Điều 3 Nghị định 75/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
3. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế.
4. Vụ Bảo hiểm y tế.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Pháp chế.
9. Văn phòng Bộ.
10. Thanh tra Bộ.
11. Cục Y tế dự phòng.
12. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
13. Cục An toàn thực phẩm.
14. Cục Quản lý Môi trường y tế.
15. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
16. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
17. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
18. Cục Quản lý Dược.
19. Cục Công nghệ thông tin.
20. Tổng cục Dân số.
21. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
22. Báo Sức khỏe và Đời sống.
23. Tạp chí Y Dược học.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 23 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 05 phòng; Cục Y tế dự phòng có 04 phòng và Văn phòng Cục; Cục Phòng, chống HIV/AIDS có 03 phòng và Văn phòng Cục; Cục An toàn thực phẩm có 05 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Môi trường y tế có 03 phòng và Văn phòng Cục; Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có 02 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có 05 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có 03 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Dược có 06 phòng và Văn phòng Cục; Cục Công nghệ thông tin có 02 phòng và Văn phòng Cục; Văn phòng Bộ có 07 phòng; Thanh tra Bộ có 05 phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ Tổng cục Dân số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?