Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Luật Tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Luật Tố tụng hành chính như thế nào?
- Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án trong tố tụng hành chính như thế nào?
- Quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính được đảm bảo như thế nào?
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Luật Tố tụng hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết 104/2015/QH13 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Luật Tố tụng hành chính như sau:
1. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hiện hành để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới, đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật này.
2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương củng cố tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự để bảo đảm đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án và thi hành án hành chính khi Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.
3. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân nhằm góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy tác dụng của Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 trong bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Như vậy Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những quyền hạn trách nhiệm như trên trong việc thi hành Luật Tố tụng hành chính.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Luật Tố tụng hành chính được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án trong tố tụng hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án trong tố tụng hành chính như sau:
Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án
1. Tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án.
Như vậy theo quy định trên tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác.
Quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính được đảm bảo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính như sau:
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
- Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
- Người tham gia tố tụng hành chính là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?