Thời gian của năm thi đua trong Tòa án nhân dân tính từ ngày nào? Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có bao nhiêu phó chủ tịch?
Thời gian của năm thi đua trong Tòa án nhân dân tính từ ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC như sau:
Thời gian bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng và báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua, khen thưởng
1. Thời gian của năm thi đua được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước liền kề đến ngày 30 tháng 9 hàng năm.
Các cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết công tác thi đua, khen thưởng xong trước ngày 15 tháng 4; tổng kết công tác thi đua và xét tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng vào dịp tổng kết công tác năm, gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời gian của năm thi đua trong Tòa án nhân dân được tính từ ngày 01/10 năm trước liền kề đến ngày 30/9 hàng năm.
Lưu ý: Các cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết công tác thi đua, khen thưởng xong trước ngày 15/4; tổng kết công tác thi đua và xét tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trước ngày 15/10 hàng năm.
Thời gian của năm thi đua trong Tòa án nhân dân tính từ ngày nào? Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có bao nhiêu phó chủ tịch? (Hình từ Internet)
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân thẩm định hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC như sau:
Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình khen thưởng
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước.
Đối với hồ sơ không đầy đủ, không đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, đơn vị trình và xác định rõ thời hạn hoàn thiện hồ sơ gửi lại.
2. Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước là 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trừ khen thưởng đột xuất).
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân họp xem xét đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân phải hoàn tất các thủ tục, hồ sơ theo quy định để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân thẩm định hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước.
Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước là 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trừ khen thưởng đột xuất).
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có bao nhiêu phó chủ tịch?
Căn cứ vào Điều 36 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC có quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định thành lập, có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Hội đồng có từ 03 đến 05 Phó Chủ tịch. Thủ trưởng đơn vị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định;
c) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo: cấp ủy đảng, công đoàn Tòa án nhân dân tối cao và một số đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
3. Hội đồng làm việc theo Quy chế hoạt động do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Theo đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có từ 03 đến 05 Phó Chủ tịch.
Trong đó, Thủ trưởng đơn vị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?