Nhiệm vụ đánh giá kết quả phong trào thi đua thuộc về Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ hay cấp tỉnh?
Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp có bao nhiêu Chủ tịch và Phó Chủ tịch?
Tại khoản 2 Điều 61, khoản 2 Điều 62 và khoản 2 Điều 63 Nghị định 91/2017/NĐ-CP có quy định thành phần của Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp cụ thể gồm:
(1) Thành phần Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương
"Điều 61. Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương
[...]
2. Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch."
(2) Thành phần Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ
"Điều 62. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ
[...]
2. Thành phần Hội đồng, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể trung ương;
b) Hội đồng có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực; đối với bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương chưa thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng thì Trưởng phòng (ban) thi đua, khen thưởng là Ủy viên thường trực. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định."
(3) Thành phần Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh
"Điều 63. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh
[...]
2. Thành phần Hội đồng, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hội đồng có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh làm Phó Chủ tịch thường trực. Các Phó Chủ tịch và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về số lượng Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp. Đồng thời, vị trí, chức vụ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch cũng được quy định cụ thể như trên.
Nhiệm vụ đánh giá kết quả phong trào thi đua thuộc về Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ hay cấp tỉnh?
Nhiệm vụ đánh giá kết quả phong trào thi đua thuộc về Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ hay cấp tỉnh?
Căn cứ khoản 3 Điều 62 và khoản 3 Điều 63 Nghị định 91/2017/NĐ-CP, nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ và cấp tỉnh được quy định cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ
"Điều 62. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ
[...]
3. Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể trung ương phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể trung ương kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể trung ương quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng."
(2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh
"Điều 62. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ
[...]
3. Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng."
Như vậy, nhiệm vụ đánh giá kết quả phong trào thi đua được thực hiện bởi cả Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ và cấp tỉnh, cụ thể thực hiện dựa trên quy định về thẩm quyền.
Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ có vai trò gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 62 Nghị định 91/2017/NĐ-CP có quy định về Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ như sau:
"Điều 62. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ
1. Hội đồng thi đua, khen thưởng bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.
[...]"
Theo đó, vai trò của Hội đồng thi đua khen tưởng cấp bộ được pháp luật hiện hành quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?