Nhiệm vụ của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán được quy định ra sao?
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là gì?
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 1365/QĐ-KTNN năm 2020 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản về chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán; xây dựng, ban hành, hướng dẫn chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán và tổ chức công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Căn cứ trên quy định Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán có chức năng tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản về chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán; xây dựng, ban hành, hướng dẫn chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán và tổ chức công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Nhiệm vụ của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 1365/QĐ-KTNN năm 2020 quy định nhiệm vụ của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán như sau:
- Xây dựng, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thực hiện sau khi được ban hành;
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm, đề xuất các cuộc kiểm soát đột xuất trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt;
- Tham gia thẩm định dự thảo kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; theo dõi việc thực hiện kế hoạch chi tiết phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán; lập báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán các cuộc kiểm toán theo quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán và kế hoạch đã được phê duyệt, trình lãnh đạo Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định trước khi xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán;
- Thẩm định và tham dự xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán do Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chủ trì để phát hành báo cáo kiểm toán;
- Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán của các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì cuộc kiểm toán, đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và các thành viên của đoàn kiểm toán;
- Kiểm tra việc quản lý hồ sơ, tài liệu kiểm toán của các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì cuộc kiểm toán;
- Kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý tập thể, cá nhân không tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán;
- Xây dựng và trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản về nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước và các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán và các thành viên đoàn kiểm toán báo cáo những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, cung cấp hồ sơ tài liệu theo yêu cầu để kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán khác được Tổng Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Tổ chức bộ máy của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán có bao nhiêu phòng?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1365/QĐ-KTNN năm 2020 quy định như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Ngân sách trung ương;
c) Phòng Ngân sách địa phương;
d) Phòng Đầu tư - dự án;
đ) Phòng Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng.
2. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm có: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Căn cứ trên quy định tổ chức bộ máy của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán có 05 phòng:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Ngân sách trung ương;
- Phòng Ngân sách địa phương;
- Phòng Đầu tư - dự án;
- Phòng Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?