Nhiệm vụ cụ thể đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì? Công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ ra sao?
Nhiệm vụ cụ thể đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục I Phần B Công văn 4697/BGDĐT-QLCL năm 2024 có nêu về nhiệm vụ cụ thể đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:
(1) Tăng cường chức năng quản lý, gắn trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của UBND cấp tỉnh và Sở GDĐT trong chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tại địa phương.
(2) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi đến các cấp cơ sở; Tổ chức góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các văn bản hướng dẫn tổ chức Kỳ thi và chủ động đánh giá tác động tại địa phương.
(3) Tiếp tục tập huấn các đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi và tham gia đóng góp câu hỏi thi/đề thi cho Thư viện câu hỏi thi theo hướng mở để phục vụ công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
(4) Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi; tăng cường quán triệt Quy chế thi; nâng cao chất lượng công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát và phòng chống sử dụng công nghệ cao để gian lận thi cử tại địa phương.
(5) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; tích cực tham gia thử nghiệm các phần mềm tổ chức thi bảo đảm khả thi và hiệu quả.
(6) Phân tích, đánh giá và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT để phục vụ công tác quản lý chuyên môn và ban hành chính sách.
Nhiệm vụ cụ thể đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì? Công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ ra sao? (Hình ảnh Internet)
Công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ ra sao?
Căn cứ tại Mục III Phần B Công văn 4697/BGDĐT-QLCL năm 2024 có nêu về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ như sau:
- Tổ chức rà soát, ban hành các quy định về việc quản lý phôi VBCC, cấp phát VBCC trên địa bàn bảo đảm đủ nội dung, đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế tại Sở GDĐT và đặc thù địa phương, xác định đây là công cụ quan trọng để quản lý, hướng dẫn, kiểm tra nhằm bảo đảm việc quản lý cấp phát VBCC đúng quy định hiện hành và phục vụ tốt nhu cầu của người học, người dân.
- Rà soát, kiểm tra, thẩm định lại chương trình bồi dưỡng, công tác tổ chức và quản lý các khóa bồi dưỡng, các điều kiện bảo đảm chất lượng để bồi dưỡng, sát hạch và cấp các loại chứng chỉ theo thẩm quyền và trên địa bàn.
Dừng việc cấp chứng chỉ đối với các đơn vị không đủ điều kiện, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định. Tăng cường quản lý việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài trên địa bàn.
- Lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất để đảm nhiệm công tác quản lý VBCC. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ quản lý VBCC cho các cán bộ làm công tác này tại các Phòng GDĐT, các trung tâm có thẩm quyền cấp chứng chỉ.
- Chủ động phối hợp với cơ quan công an điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp làm giả VBCC; mua bán, sử dụng VBCC giả trên địa bàn.
- Tích cực chuyển đổi số trong quản lý VBCC, tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về VBCC để bảo đảm công khai thông tin về cấp VBCC trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp VBCC theo quy định của Bộ GDĐT.
Cập nhật dữ liệu về VBCC về phần mềm của Bộ GDĐT (do Trung tâm Công nhận văn bằng - Cục QLCL đang quản lý và vận hành) để phục vụ nhu cầu tra cứu, xác minh thông tin về VBCC của cơ quan, đơn vị và người dân. Từng bước tiến tới việc cấp và sử dụng văn bằng số.
- Khẩn trương triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình thực hiện việc công nhận văn bằng do CSGD nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến được quy định tại Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT ngày 02/5/2024 sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do CSGD nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 02/11/2024.
Nhiệm vụ đối với các kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Phần B Công văn 4697/BGDĐT-QLCL năm 2024 có nêu về nhiệm vụ đối với các kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế như sau:
Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng, thi chọn HSG, triển khai thực hiện Quy chế thi chọn HSG cấp quốc gia. Tổ chức các kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia bảo đảm mục đích, yêu cầu, dự thi Olympic khu vực và quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?