Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Được xem xét bổ nhiệm lại khi nào?

Cho hỏi: Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được xem xét bổ nhiệm lại khi nào? Nghĩa vụ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Giang (Bình Dương)

Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Được xem xét bổ nhiệm lại khi nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định như sau:

Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có nhiệm kỳ không quá ba (03) năm và được Bộ xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên. Tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh, Bộ bổ nhiệm từ một (01) đến ba (03) Kiểm soát viên tại Tổng công ty, trong đó có ít nhất 01 (một) Kiểm soát viên có trình độ chuyên môn bậc đại học về tài chính, kế toán, kiểm toán.
...

Theo quy định Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có nhiệm kỳ không quá 03 năm.

Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên.

Tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm từ một (01) đến ba (03) Kiểm soát viên tại Tổng công ty, trong đó có ít nhất 01 (một) Kiểm soát viên có trình độ chuyên môn bậc đại học về tài chính, kế toán, kiểm toán.

Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện thế nào?

Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

(1) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan theo quy định tại điểm a, c và đ khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

23. Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
...
c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
...
đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
...

(2) Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty từ ba (03) năm trở lên và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ Tổng công ty.

(3) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.

kiểm soát viên

Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Được xem xét bổ nhiệm lại khi nào? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định về nghĩa vụ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam như sau:

Nghĩa vụ của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Tổng công ty và các quy định của Bộ trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty và Bộ.
3. Trung thành với lợi ích của Tổng công ty và Bộ. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của Bộ và quy định của Tổng công ty. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tổng công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Tổng công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Phải thường xuyên nắm bắt tình hình, thu thập thông tin và thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Bộ về các doanh nghiệp mà Kiểm soát viên và người có liên quan của Kiểm soát viên làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Tổng công ty.
5. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của Tổng công ty và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
6. Chủ động báo cáo và khuyến nghị kịp thời tới Bộ về những hoạt động bất thường của Tổng công ty, trái với pháp luật và các quy định của Bộ; chịu trách nhiệm trước Bộ và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Quy chế này, các quy định pháp luật liên quan và Điều lệ Tổng công ty.
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cuộc họp của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam diễn ra như thế nào? Do ai chủ trì cuộc họp?
Pháp luật
Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam chỉ được tiết lộ kết quả kiểm soát trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam bao nhiêu năm? Được xem xét bổ nhiệm lại khi nào?
Pháp luật
Kiểm soát viên nào được hưởng chế độ ưu đãi, phúc lợi như cán bộ khác tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam?
Pháp luật
Các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là ai? Kiểm soát viên phải có đủ các tiêu chuẩn thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
648 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: