Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân có theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân không? Chánh án Tòa án nhân dân là người bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân đúng không?
Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân có theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân như sau:
Nhiệm kỳ của Hội thẩm
1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm, kể từ ngày được cử.
Như vậy, nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
Mà theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội thẩm nhân dân (Hình từ internet)
Chánh án Tòa án nhân dân là người bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân đúng không?
Căn cứ vào Điều 86 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân như sau:
Thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 85 của Luật này để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân;
Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
2. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
3. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương đề nghị Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
Hội thẩm nhân dân cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ vào Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn Hội thẩm
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có kiến thức pháp luật.
3. Có hiểu biết xã hội.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
+ Có kiến thức pháp luật.
+ Có hiểu biết xã hội.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hội thẩm nhân dân có những trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân như sau:
Trách nhiệm của Hội thẩm
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định.
3. Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
4. Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
5. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
6. Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử.
7. Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân có các trách nhiệm sau:
+ Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
+ Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định.
+ Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
+ Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
+ Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
+ Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử.
+ Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải kinh doanh có lãi bao nhiêu năm?
- Trốn khám nghĩa vụ quân sự có chịu trách nhiệm hình sự không? Thời gian khám nghĩa vụ quân sự hằng năm?
- Mẫu bản cam kết bảo mật thông tin của người tiêu dùng? Người bán không được sử dụng thông tin của người tiêu dùng cho mục đích gì?
- Mẫu giấy cam kết trả nợ mới nhất? Các lưu ý khi viết giấy cam kết trả nợ? Giấy cam kết trả nợ có hiệu lực trong trường hợp nào?
- Giáo viên hợp đồng có được kết hôn với học sinh không? Giáo viên hợp đồng là gì? Có phải là viên chức không?