Nhập khẩu trang thiết bị y tế từ Hàn Quốc về Việt Nam để viện trợ nhân đạo có cần thiết phải có giấy phép nhập khẩu hay không?
- Nhập khẩu trang thiết bị y tế từ Hàn Quốc về Việt Nam để viện trợ có cần thiết phải có giấy phép nhập khẩu hay không?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế có cần ghi rõ mục đích nhận viện trợ hay không?
- Cần thiết phải khai hải quan đối với trường hợp nhập khẩu trang thiết bị y tế nhằm mục đích viện trợ không?
Nhập khẩu trang thiết bị y tế từ Hàn Quốc về Việt Nam để viện trợ có cần thiết phải có giấy phép nhập khẩu hay không?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 98/2021/NĐ-CP, các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu gồm:
"Điều 48. Giấy phép nhập khẩu
1. Các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu:
a) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu chỉ để phục vụ nghiên cứu khoa học, kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng hoặc đào tạo hướng dẫn việc sử dụng, hướng dẫn sửa chữa trang thiết bị y tế;
b) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
c) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ, viện trợ nhân đạo; quà tặng, quà biếu cho cơ sở y tế; phục vụ hội chợ, triển lãm, trưng bày hoặc giới thiệu sản phẩm;
d) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
đ) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân bao gồm trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế;
e) Trang thiết bị y tế đã qua sử dụng:
- Nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo (không thực hành trên người và không sử dụng các trang thiết bị y tế này cho mục đích chẩn đoán, điều trị);
- Tạm nhập, tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương."
Có thể thấy, trường hợp nhập khẩu trang thiết bị y tế từ Hàn Quốc về Việt Nam nhằm mục đích viện trợ nhân đạo cần có giấy phép nhập khẩu số trang thiết bị y tế này chưa có số lưu hành nhập khẩu. Bạn cần xác định lại với bên viện trợ xem liệu số trang thiết bị y tế đó có thuộc nhóm đối tượng này hay không.
Nhập khẩu trang thiết bị y tế từ Hàn Quốc về Việt Nam để viện trợ có cần thiết phải có giấy phép nhập khẩu hay không?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế có cần ghi rõ mục đích nhận viện trợ hay không?
Tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 98/2021/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế nhằm mục đích viện trợ gồm:
"a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
b) Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;
c) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế đó có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
...
g) Đối với trường hợp nhập khẩu để viện trợ phải có thêm bản sao quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;
Như vậy, trong trường hợp nhập khẩu trang thiết bị y tế nhằm mục đích viện trợ, cần chuẩn bị thêm bản sao quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; không bắt buộc phải có tài liệu ghi rõ mục đích nhận viện trợ.
Cần thiết phải khai hải quan đối với trường hợp nhập khẩu trang thiết bị y tế nhằm mục đích viện trợ không?
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, các trường hợp khai hải quan được quy định như sau:
"2. Các trường hợp sau đây người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng;
d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;
e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.
..."
Theo đó, khi cơ quan hải quan xác định số trang thiết bị y tế mà bạn nhập khẩu thuộc đối tượng hàng viện trợ nhân đạo thì cần phải làm thủ tục khai hải quan theo quy định. Có thể lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Đại hội chi bộ trường học nhiệm kỳ 2025 2027 các cấp? Chương trình đại hội chi bộ trường học nhiệm kỳ 2025 2027?
- Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng ba có được thực hiện cập nhật thông tin tài liệu không?
- Mẫu Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn? Đối tượng được tằng Bằng Lao động sáng tạo?
- Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của chi bộ trường học nhiệm kỳ 2022 2025? Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của chi bộ?
- Mẫu số 02 Mẫu tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59 là mẫu nào?