Nhân viên thú y xã phải có năng lực chuyên môn như thế nào? Nhân viên khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch thì phải thực hiện như thế nào?

Tôi có câu hỏi là nhân viên thú y xã phải có năng lực chuyên môn như thế nào? Nhân viên khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch thì phải thực hiện như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Nhân viên thú y xã phải có năng lực chuyên môn như thế nào?

Nhân viên thú y xã phải có năng lực chuyên môn được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT như sau:

Tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã
1. Trình độ đào tạo
a) Có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản;
b) Có trình độ sơ cấp trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này đối với địa bàn cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hiểu biết và chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm bắt và đánh giá được tình hình phát triển chăn nuôi động vật, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý;
c) Có kiến thức nhận biết dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý;
d) Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện công tác thú y;
đ) Có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện quy định pháp luật về thú y;
e) Có ý thức trách nhiệm, tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
g) Hằng năm, được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
3. Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
4. Bảo đảm độ tuổi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động

Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên thú y xã phải có năng lực chuyên môn như sau:

- Hiểu biết và chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan;

- Nắm bắt và đánh giá được tình hình phát triển chăn nuôi động vật, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý;

- Có kiến thức nhận biết dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý;

- Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện công tác thú y;

- Có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện quy định pháp luật về thú y;

- Có ý thức trách nhiệm, tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

- Hằng năm, được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.

Nhân viên thú y

Nhân viên thú y xã phải có năng lực chuyên môn như thế nào? Nhân viên khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch thì phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhân viên thú y xã khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch thì phải thực hiện như thế nào?

Nhân viên thú y xã khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thú y 2015 như sau:

Chữa bệnh động vật
1. Động vật có dấu hiệu mắc bệnh phải được chẩn đoán, cách ly, chăm sóc, chữa bệnh kịp thời, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y cấp xã, cá nhân hành nghề thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch bệnh động vật, vùng có dịch phải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Việc sử dụng thuốc thú y chữa bệnh cho động vật mắc bệnh phải theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên thú y xã khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch thì phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật.

Nhân viên thú y xã có trách nhiệm gì khi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?

Nhân viên thú y xã có trách nhiệm gì khi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Thú y 2015 như sau:

Xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
b) Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
c) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.

Theo đó, khi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn thì nhân viên thú y xã có trách nhiệm sau:

- Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

- Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.

Nhân viên y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhân viên y tế trường học có được cấp chứng chỉ hành nghề?
Pháp luật
Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Bảng lương mới nhân viên y tế trường học tăng 30% hay 37% khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? Lương nhân viên y tế trường học hiện nay được tính như thế nào?
Pháp luật
Bảng lương mới nhân viên y tế trường học tăng 30% khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 đúng không?
Pháp luật
Văn bằng nào được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ cô đỡ thôn, bản như thế nào?
Pháp luật
Phạm vi hoạt động khám chữa bệnh của nhân viên y tế thôn, bản như thế nào? Nhân viên y tế thôn, bản có chức năng gì?
Pháp luật
Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản từ 01/01/2024 như thế nào?
Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với nhân viên y tế thôn, bản như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn đối với Nhân viên y tế thôn, bản mới nhất 2024 thế nào? Phạm vi hoạt động khám chữa bệnh Nhân viên y tế thôn, bản ra sao?
Pháp luật
Thông tư 27/2023/TT-BYT, quy định về phạm vi hoạt động khám chữa bệnh với Nhân viên y tế thôn, bản ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhân viên y tế
1,374 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhân viên y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào