Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
- Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
- Chức danh nào được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu?
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn được căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
- Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về một trong các chuyên ngành vận tải, khai thác vận tải đường sắt hoặc đường sắt đô thị;
- Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động; đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức hoặc đạt yêu cầu nghiệp vụ chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu đường sắt đô thị thông qua quá trình đào tạo chuyển giao công nghệ của dự án đối với các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam.
Trước đây, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn được căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
1. Tiêu chuẩn:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
...
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) quy định thì Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị.
Theo quy định về tiêu chuẩn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu nêu trên, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị.
Đồng thời, phải có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị được căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
2. Nhiệm vụ: Hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến.
...
Trước đây, nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị được căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
2. Nhiệm vụ:Là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến;
Như vậy, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến.
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết được căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.
Trước đây, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu được căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.
Theo quy định về quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu nêu trên, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.
Chức danh nào được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu?
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị được căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động như sau:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
...
Như vậy, theo quy định trên, chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu theo sự phân công của người sử dụng lao động.
Trước đây, đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị được căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) quy định như sau:
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trước đây đã đảm nhiệm công tác trong thời gian ít nhất 01 năm.
Như vậy, theo quy định trên, chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu theo sự phân công của người sử dụng lao động.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?