Nhân viên bảo vệ Văn phòng Chủ tịch nước phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thế nào?
Nhân viên bảo vệ Văn phòng Chủ tịch nước phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thế nào?
Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm nhân viên bảo vệ tại Văn phòng Chủ tịch nước phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:
- Có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
- Có đủ sức khỏe để làm việc;
- Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
- Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.
Nhân viên bảo vệ Văn phòng Chủ tịch nước phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thế nào? (Hình từ Internet)
Nhân viên bảo vệ Văn phòng Chủ tịch nước được hưởng những quyền lợi nào?
Quyền lợi của người lao động ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức quy định theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
2. Quyền lợi của người lao động
...
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...
Theo quy định trên, nhân viên bảo vệ Văn phòng Chủ tịch nước được hưởng những quyền lợi sau:
- Nhân viên bảo vệ Văn phòng Chủ tịch nước không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao. Tuy nhiên, vị trí này sẽ được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức.
+ Khi thôi đảm nhiệm công việc bảo vệ thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP nếu người lao động có nhu cầu.
+ Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định như thế nào?
Biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định theo Điều 4 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 như sau:
Biên chế
1. Biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan. Căn cứ vào tình hình thực tế, Văn phòng Chủ tịch nước xây dựng biên chế trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
2. Để hỗ trợ công tác nghiên cứu tham mưu, Văn phòng Chủ tịch nước được lập các nhóm chuyên gia, cộng tác viên (gồm cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, kể cả cán bộ, công chức đã nghỉ hưu) làm nhiệm vụ cố vấn, tư vấn. Chế độ làm việc và thù lao đối với nhóm chuyên gia, cộng tác viên do Chủ nhiệm Văn phòng quy định.
Theo quy định biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Văn phòng Chủ tịch nước xây dựng biên chế trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Để hỗ trợ công tác nghiên cứu tham mưu, Văn phòng Chủ tịch nước được lập các nhóm chuyên gia, cộng tác viên (gồm cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, kể cả cán bộ, công chức đã nghỉ hưu) làm nhiệm vụ cố vấn, tư vấn.
Chế độ làm việc và thù lao đối với nhóm chuyên gia, cộng tác viên do Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?