Nhân viên bán trực tiếp tại quầy thuốc tây cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Có quy định nào bắt buộc quầy thuốc tây phải kết nối công nghệ thông tin không?

Xin cho hỏi nhân viên bán trực tiếp tại các quầy thuốc tây cần đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào? Có quy định nào bắt buộc các quầy thuốc tây phải kết nối công nghệ thông tin hay không?

Quầy thuốc tây

Quầy thuốc tây (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của nhân viên bán trực tiếp tại quầy thuốc tây cần đáp ứng những gì?

Đồng thời theo Mục I Phụ lục I - 1b ban hành kèm Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về nhân sự tại các quầy thuốc tây cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

"I. Nhân sự
1. Người phụ trách chuyên môn tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.
2. Quầy thuốc có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
3. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao, trong đó:
a) Người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn dược từ sơ cấp dược trở lên trừ trường hợp quy định tại điểm b.
b) Nhân viên cung cấp thông tin cho người mua thuốc độc, thuốc kê đơn phải là người phụ trách chuyên môn hoặc người có văn bằng chuyên môn dược từ trung cấp ngành dược trở lên.
4. Tất cả các nhân viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược.
5. Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục về Thực hành tốt bán lẻ thuốc."

Một số yêu cầu đối với nhân sự khi làm việc tại quầy thuốc tây cần đáp ứng như sau:

- Người phụ trách chuyên môn tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.

- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao và không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược.

- Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục về Thực hành tốt bán lẻ thuốc.

Có quy định nào bắt buộc quầy thuốc tây phải kết nối công nghệ thông tin không?

Theo điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Dược 2016 quy định về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược như sau:

"Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược
1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau:
...
d) Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 69 của Luật này;
..."

Đồng thời theo điểm c khoản 4 Mục II Phụ lục I - 1b ban hành kèm Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật tại các quầy thuốc tây như sau:

"II. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
...
4. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
c) Đến 01/01/2020, quầy thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu."

Như vậy việc kết nối dữ liệu quầy thuốc tây theo mạng công nghệ thông tin là quy định bắt buộc phải thực hiện.

Việc bảo quản thuốc tại quầy thuốc tây tại cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 3 Mục II Phụ lục I - 1b ban hành kèm Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về thiết bị bảo quản thuốc tại quầy thuốc tây như sau:

"3. Thiết bị bảo quản thuốc tại quầy thuốc
a) Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
- Các cơ sở đề nghị cấp mới, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở tái đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải trang bị ít nhất 01 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp (thường 01 hoặc 02 lần trong 01 giờ tùy theo mùa).
Các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực hoặc có Giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhất đến 01/01/2020 phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi.
b) Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
- Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), bảo quản lạnh (2-8° C).
c) Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí; đủ cứng để bảo vệ thuốc, có nút kín;
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc;
- Thuốc dùng ngoài, thuốc kiểm soát đặc biệt cần được đóng trong bao bì phù hợp, dễ phân biệt.
d) Ghi nhãn thuốc:
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;"

Như vậy, cần đảm bảo có đầy đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng.

Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.

Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc.

Về việc ghi nhãn thuốc, đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.

15,539 lượt xem
Quầy thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể mở quầy thuốc khác nơi cư trú của mình được không? Những địa bàn nào có thể được mở quầy thuốc theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Quầy thuốc không hợp tác, cản trở cơ quan kiểm tra lấy mẫu thuốc để kiểm tra chất lượng thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Quầy thuốc kinh doanh thuốc hiện không còn thuộc danh mục thuốc không kê đơn thì phải xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh quầy thuốc thì ngoài danh mục thuốc thiết yếu quầy thuốc có quyền bán thuốc thuộc các loại nào khác?
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục mở quầy thuốc 2022 được quy định thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý thủ tục mở quầy thuốc?
Pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự cần đảm bảo khi thực hiện thủ tục mở quầy thuốc 2022?
Pháp luật
Nhân viên bán trực tiếp tại quầy thuốc tây cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Có quy định nào bắt buộc quầy thuốc tây phải kết nối công nghệ thông tin không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quầy thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quầy thuốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào