Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?

Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?

Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?

Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)

Căn cứ theo Mục 1 Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 quy định về đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa như sau:

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa
Quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố về phát triển văn hóa, con người. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quan điểm phát triển CNVH của Đảng, Nhà nước và Thành phố, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của các ngành CNVH đối với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, sáng tạo những giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, để văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.
- Đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức về phát triển CNVH là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển; hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, kế hoạch hành động; là ngành kinh tế mới, đòi hỏi phải có bước đi phù hợp, với cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển CNVH trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.
- Trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tránh áp đặt lối suy nghĩ bảo thủ; khuyến khích những cách nhìn mới, tư duy mới về CNVH để động viên cao nhất đối với tầng lớp lao động sáng tạo văn hóa nhằm tạo ra những giá trị văn hóa mới mà đặc trưng CNVH đem lại.
Các giải pháp tuyên truyền, thông tin định hướng được triển khai đồng bộ, đa dạng hóa các hình thức, tăng cường ứng dụng các phương thức truyền thông mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức về CNVH trước hết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ và vào cuộc tích cực của các chủ thể tham gia quá phát triển CNVH (doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân, văn nghệ sỹ, nghệ nhân...và Nhân dân); đồng thời, đem lại cho nhận thức của công chúng, cộng đồng xã hội (nhất là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên) những hiểu biết đúng, lành mạnh về CNVH. Từ đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong xây dựng, phát triển CNVH Thủ đô, để Hà Nội thực sự trở thành trung tâm CNVH của cả nước, khu vực và quốc tế, là "Thành phố sáng tạo" kết nối toàn cầu.

Như vậy, nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển.

>> Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội: Tải về

Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?

Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022? (Hình ảnh Internet)

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khi phát triển thị trường công nghiệp văn hóa là gì?

Theo Mục 5 Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 Tải về quy định về phát triển thị trường công nghiệp văn hóa như sau:

(1) Chú trọng khu vực có tiềm năng, lợi thế như ở khu vực đô thị, làng nghề truyền thống, thông qua các chương trình đào tạo, hoặc liên kết với chuyên gia quốc tế để nâng cao năng lực sáng tạo, hướng đến thị trường quốc tế.

(2) Đổi mới tư duy, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước và quốc tế;

(3) Nâng cấp kết cấu hạ tầng về CNVH và các mô hình tổ chức, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, nghệ nhân, thợ giỏi nhằm phối hợp đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững.

(4) Lựa chọn xây dựng các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao để quảng bá cho ngành CNVH Hà Nội với cả nước và thế giới kết hợp với du lịch, các hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

(5) Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá năng lực thị trường hiện tại, dự báo xu hướng phát triển mới của thị trường nội địa và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều chỉnh chính sách phát triển của Thành phố, đồng thời cung cấp thông tin, định hướng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cũng như nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng.

(6) Từng bước hình thành, phát triển cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trên địa bàn Thành phố, ở trong và ngoài nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng. Chú trọng nâng cao năng lực xuất khẩu, đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu phải đạt trình độ nghệ thuật cao, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, của Thủ đô.

(7) Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tác giả, tổ chức, cá nhân liên quan và công chúng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đặc biệt là ý thức tôn trọng sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và các quyền khác liên quan. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát phòng, chống việc xâm hại sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết lập hệ thống báo cáo xâm hại bản quyền trực tuyến.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô ra sao?

Theo Mục 1 Phần III Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" như sau:

- Tập trung quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô và cả nước về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế.

- Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hoà bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội.

Công nghiệp văn hóa
Phát triển Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào ngừng cấp điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, Thủ đô cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở trên bãi sông Hồng và sông Đuống?
Pháp luật
Từ 1/7/2025, Thành phố Hà Nội có được phép xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng không?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên ứng dụng iHanoi mới nhất 2024? Mục tiêu đến 2030 tầm nhìn 2045 phát triển Thủ đô ra sao?
Pháp luật
Theo Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo thời gian nào?
Pháp luật
Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá trong tương quan với phát triển kinh tế như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào sau đây của Hà Nội?
Pháp luật
Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Pháp luật
Tầm nhìn 2045 đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghiệp văn hóa
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
2,429 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghiệp văn hóa Phát triển Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghiệp văn hóa Xem toàn bộ văn bản về Phát triển Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào