Nhân sự Phòng Tuyển sinh có được phép đưa vào cơ cấu thành viên của Ban Thư ký tuyển sinh hay không?
- Nhân sự Phòng Tuyển sinh có được phép đưa vào cơ cấu thành viên của Ban Thư ký tuyển sinh hay không?
- Phòng Tuyển sinh vừa tiếp nhận hồ sơ, vừa thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh trường thì có vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyển sinh hay không?
- Một số quy định khác về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường
Nhân sự Phòng Tuyển sinh có được phép đưa vào cơ cấu thành viên của Ban Thư ký tuyển sinh hay không?
Theo khoản 1 Điều 18 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường như sau:
1.Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:
a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Các uỷ viên: Một số cán bộ Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí, khoa, phòng liên quan và cán bộ công nghệ thông tin.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS của trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT để sơ tuyển, xét tuyển:
a) Cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT tất cả các thông tin của trường theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này để thực hiện xét tuyển;
b) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;
c) Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;
d) Thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học;
đ) Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điều 20, 21 của Quy chế này;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS của trường đối với trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT để sơ tuyển, xét tuyển:
a) Công bố các thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng ký dự thi, xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này và các nhiệm vụ khác của Ban thư ký theo quy định tại Quy chế thi tuyển sinh của trường;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.
Do đó, cơ sở đào tạo theo cơ cấu tổ chức hoặc theo nhu cầu điều hành công việc thành lập Phòng Tuyển sinh thì nhân sự Phòng Tuyển sinh có thể tham gia Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 nêu trên.
Cơ cấu thành viên của Ban Thư ký tuyển sinh
Phòng Tuyển sinh vừa tiếp nhận hồ sơ, vừa thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh trường thì có vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyển sinh hay không?
Theo khoản 4 Điều 17 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường:
"4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS trường.
a) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;
b) Báo cáo với Bộ GDĐT và các cơ quan có trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;
c) Thành lập Ban Thư ký và các Ban chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Quy chế này để giúp việc cho HĐTS trường trong việc thực hiện công tác tuyển sinh; Trưởng các Ban chuyên môn phải là thành viên Hội đồng tuyển sinh.
5. Phó Chủ tịch HĐTS trường thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.
6. Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh để chỉ đạo công tác tuyển sinh của các đơn vị thành viên, trực thuộc."
Như vậy, nhân sự của Phòng Tuyển sinh vừa tiếp nhận hồ sơ vừa thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký khi tham gia Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh phụ thuộc vào sự phân công công việc của Trưởng Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh và chức năng nhiệm vụ của Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định, được quy định tại khoản 4 Điều 17 của Quy chế.
Một số quy định khác về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường
Cũng theo Điều 17 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định:
- Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh, thanh tra tuyển sinh, quy định tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chuyên môn theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.
- Thành phần của HĐTS trường gồm có:
+ Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng;
+ Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;
+ Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Khảo thí);
+ Các uỷ viên: Một số trưởng hoặc phó trưởng phòng, trưởng hoặc phó trưởng khoa, trưởng hoặc phó bộ môn liên quan đến thi tuyển sinh và cán bộ công nghệ thông tin;
Những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xét tuyển vào trường không được tham gia HĐTS của trường và các ban giúp việc HĐTS trường trong năm đó.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường.
+ Tổ chức triển khai các phương án tuyển sinh đã lựa chọn;
+ Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh;
+ Thu hoặc uỷ quyền thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển;
+ Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
+ Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GDĐT và cơ quan trực tiếp quản lý trường (Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?