Nhân lực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học gồm những ai? Chính sách ưu đãi cho nhóm nghiên cứu mạnh được quy định như thế nào?
Nhân lực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học gồm những ai?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học có đề cập thì nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học là:
+ Tập thể các nhà khoa học do một nhà khoa học có uy tín, có năng lực, trình độ chuyên môn cao tại cơ sở giáo dục đại học đứng đầu dẫn dắt phát triển một hướng nghiên cứu có tính liên ngành, dài hạn, có tính tiên phong, đột phá;
+ Có mục tiêu, kế hoạch, nội dung nghiên cứu trong từng giai đoạn cụ thể để tạo ra các sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao, gắn với đào tạo tiến sĩ và nghiên cứu sau tiến sĩ.
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 109/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện thành lập và tiêu chí công nhận nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và công nhận theo các điều kiện và tiêu chí sau đây:
1. Nhân lực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Nhà khoa học trong nước và nước ngoài có uy tín cùng hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh tham gia theo hình thức cộng tác viên hoặc hình thức hợp tác phù hợp khác;
b) Giảng viên, nghiên cứu viên và người học có cùng hướng nghiên cứu từ cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và tổ chức, cá nhân có liên quan.
...
Theo đó, nhân lực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
- Nhà khoa học trong nước và nước ngoài có uy tín cùng hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh tham gia theo hình thức cộng tác viên hoặc hình thức hợp tác phù hợp khác;
- Giảng viên, nghiên cứu viên và người học có cùng hướng nghiên cứu từ cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học gồm trưởng nhóm, 5 thành viên chủ chốt trở lên và không hạn chế số lượng các thành viên.
Thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 9 Nghị định 109/2022/NĐ-CP và không vi phạm một trong các hành vi bị cấm theo pháp luật về khoa học và công nghệ, không đang trong thời gian bị kỷ luật bằng hình thức từ khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự.
Nhân lực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học gồm những ai? Chính sách ưu đãi cho nhóm nghiên cứu mạnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng ưu đãi gì từ nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 109/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
- Được ưu tiên xem xét đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
- Được ưu tiên đề xuất bố trí vốn đầu tư các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Được ưu tiên cử thành viên tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu trong nước và nước ngoài; được cử đi thực tập, làm việc có thời hạn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại các tổ chức khoa học và công nghệ ở nước ngoài theo các chương trình, đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích hoặc giống cây trồng trong nước và nước ngoài, xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn theo các chương trình hoặc đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Được hỗ trợ kinh phí tham dự hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và ngoài nước theo các chương trình, đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Được xem xét hỗ trợ sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ;
- Được các thư viện, tổ chức thông tin khoa học và công nghệ công lập tạo điều kiện tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
Các nội dung đã được hỗ trợ, tài trợ tại các điểm c, d và đ khoản này không được trùng lặp với các nội dung hỗ trợ, tài trợ khác từ ngân sách nhà nước.
Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng những ưu đãi gì từ cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 109/2022/NĐ-CP, Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng ưu đãi từ cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, bố trí phòng làm việc và các phương tiện văn phòng cần thiết cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học hoạt động;
+ Được hỗ trợ tìm kiếm các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và được giao trực tiếp quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm từ các nguồn đầu tư tìm kiếm được cho hoạt động nghiên cứu;
+ Được hỗ trợ kinh phí theo khả năng của cơ sở giáo dục đại học để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã được phê duyệt;
- Trưởng nhóm và thành viên chủ chốt là giảng viên cơ hữu của tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được giảm 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được thông qua theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước theo Quyết định 1198 gồm những gì?
- Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?