Nhãn hàng hóa muốn ghi 'không đường' thì đáp ứng những điều kiện nào? Đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là sử dụng đơn vị gì?
Kích thước nhãn hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn hàng hóa do ai quyết định?
Tại Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về kích thước nhãn hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn như sau:
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:
+ Tên hàng hóa;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
+ Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
+ Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
- Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;
Do đó, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định pháp luật.
Nhãn hàng hóa
Đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là sử dụng đơn vị gì?
Theo Điều 12 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về ghi định lượng hàng hóa trên nhãn hàng hóa như sau:
- Đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là: lít (l), mililit (ml); microlit (μl).
Ví dụ: chai nước có thể tích là 1000 ml thì ghi định lượng hàng hóa như sau: 1000 ml, 1 L hoặc 1L.
- Ghi định lượng hàng hóa đối với hàng hóa dạng lỏng có thể ghi một trong 02 cách: “thể tích thực” hoặc ghi “thể tích thực ở 20°C”
Như vậy, đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là: lít (l), mililit (ml); microlit (μl).
Nhãn hàng hóa muốn ghi "không đường" thì đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 8 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về ghi thành phần trên nhãn hàng hóa như sau:
- Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, việc ghi định lượng không bắt buộc phải ghi kèm theo vị trí của thành phần mà có thể ghi trong các mục khác của nhãn.
- Trường hợp trên nhãn hàng hóa có nhấn mạnh sự không có mặt, không chứa hoặc không bổ sung một hoặc một số thành phần thì:
+ Thành phần đó không tồn tại trong hàng hóa và trong các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa;
+ Hàng hóa không chứa các thành phần cùng nhóm có tính chất hoặc công dụng tương tự với thành phần đó, trừ khi bản chất của sự thay thế dược ghi chú rõ ràng.
Ví dụ 1: hàng hóa được ghi nhãn “Không đường” nếu:
+ Thành phần của hàng hóa và của nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa không tồn tại đường;
+ Hàm lượng đường trong hàng hóa đáp ứng quy định “Không đường” của Tiêu chuẩn Codex: nhỏ hơn hoặc bằng 0,5g/100g (chất rắn) hoặc 0,5g/100ml (chất lỏng);
Ví dụ 2: sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dị ứng với đạm sữa bò, không chứa đạm sữa bò nhưng chứa đạm đậu nành có thể ghi “Không chứa đạm sữa bò” nhưng phải ghi chú rõ ràng là “Chứa đạm đậu nành”.
- Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về mức không có mặt của một thành phần, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn quốc tế đó.
Như vậy, nhãn hàng hóa muốn nhấn mạnh ghi không đường thì thành phần của hàng hóa và của nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa không tồn tại đường hoặc hàm lượng đường trong hàng hóa đáp ứng quy định “Không đường” của Tiêu chuẩn Codex: nhỏ hơn hoặc bằng 0,5g/100g (chất rắn) hoặc 0,5g/100ml (chất lỏng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?