Nhãn dán thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào về ngôn ngữ, kích thước, màu sắc và cách trình bày?
Quy định chung về nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 và Điều 66 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Ngôn ngữ bằng tiếng Việt;
Những nội dung sau có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh:
+ Tên thông thường của hoạt chất;
+ Tên thông thường hoặc tên khoa học các thành phần, thành phần định lượng của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
+ Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
- Chứa thông tin đầy đủ hướng dẫn người sử dụng thuốc an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
- Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
Nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Điều 63 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật:
- Thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) và của Thông tư này.
- Mức độ nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật được thể hiện trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật và Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật. Phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của GHS, dựa trên nguy hại vật chất; mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Chi tiết các nhóm phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật quy định chi tiết tại Phụ lục XXXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
Vị trí, kích thước nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Điều 64 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định vị trí, kích thước nhãn thuốc bảo vệ thực vật như sau:
- Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải được in hoặc gắn chặt trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở vị trí dễ nhận biết, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các phần của bao gói.
- Kích thước của nhãn thuốc bảo vệ thực vật do tổ chức, cá nhân tự xác định nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Mục 2 của Chương này.
Màu sắc, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Điều 65 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT màu sắc, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật:
(1) Màu sắc
a) Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn phải rõ ràng;
b) Chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn đối với những nội dung bắt buộc trên nhãn (ví dụ: đen - trắng, đen - vàng nhạt, nâu đậm - trắng, xanh tím than - trắng);
c) Màu nền nhãn không được trùng với màu chỉ độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.
(2) Cách trình bày
a) Cỡ chữ tối thiểu của nhãn là 8 (point), phông chữ Times New Roman (hoặc tương đương);
b) Không in chữ dọc, chéo hoặc uốn lượn;
c) Nếu in các hình ảnh, hình vẽ minh họa sinh vật gây hại hoặc cây trồng trên nhãn thì chỉ in các đối tượng đã được đăng ký;
d) Không in hình chìm dưới các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn;
đ) Tên hoạt chất chỉ được ghi trên nhãn ở mục "thành phần".
Do tính chất nguy hiểm nên đòi hỏi thuốc bảo vệ thực vật phải được ghi nhãn một cách rõ ràng để khách hàng không bị nhầm lẫn với các mặt hàng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?