Nhà Văn hóa Lao động có tư cách pháp nhân không? Tổ chức bộ máy của Nhà Văn hóa Lao động được quy định như thế nào?
Nhà Văn hóa Lao động có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 1 Điêu 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về tư cách pháp nhân như sau:
Tư cách pháp nhân
1. Nhà Văn hóa Lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập theo các quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quy chế này. Nhà Văn hóa Lao động được Tổng Liên đoàn phân cấp cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc (gọi chung là Công đoàn cấp trên) trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
2. Nhà Văn hóa Lao động là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Nhà Văn hóa Lao động có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhà Văn hóa Lao động (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của Nhà Văn hóa Lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về tổ chức bộ máy của Nhà Văn hóa Lao động như sau:
Tổ chức bộ máy của Nhà Văn hóa Lao động
1. Giám đốc, Phó Giám đốc;
2. Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế hoạch - Tài vụ (hoặc phòng Kế toán - Tài chính); Xuất phát từ nhu cầu, quy mô mở rộng hoạt động của Nhà văn hóa Lao động, Giám đốc Nhà văn hóa Lao động quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà văn hóa Lao động (sau khi được sự đồng ý của Công đoàn cấp trên).
3. Nhà Văn hóa Lao động có tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức bộ máy của Nhà Văn hóa Lao động được quy định như sau:
- Giám đốc, Phó Giám đốc;
- Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế hoạch - Tài vụ (hoặc phòng Kế toán - Tài chính); Xuất phát từ nhu cầu, quy mô mở rộng hoạt động của Nhà văn hóa Lao động, Giám đốc Nhà văn hóa Lao động quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà văn hóa Lao động (sau khi được sự đồng ý của Công đoàn cấp trên).
- Nhà Văn hóa Lao động có tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà Văn hóa Lao động cấp huyện do ai quyết định thành lập?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về đối với Nhà Văn hóa Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Nhà Văn hoá Lao động cấp huyện) như sau:
Đối với Nhà Văn hóa Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Nhà Văn hoá Lao động cấp huyện).
1. Nhà Văn hoá Lao động cấp huyện do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập.
2. Tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hoá Lao động cấp huyện vận dụng theo quy chế này.
3. Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp công tác chuyên ngành và phối hợp tổ chức các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hóa Lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì Nhà Văn hóa Lao động cấp huyện do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập.
Giám đốc Nhà văn hóa Lao động phải trình độ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng trực thuộc Nhà văn hóa Lao động như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng trực thuộc Nhà văn hóa Lao động.
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm: Thực hiện theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Giám đốc, phó giám đốc Nhà văn hóa Lao động phải có trình độ đại học trở lên, trình độ chính trị trung cấp trở lên, am hiểu về lĩnh vực quản lý văn hóa, thể thao.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc Nhà văn hóa Lao động do Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên quyết định.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó giám đốc và kế toán trưởng Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động đề nghị, Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên quyết định.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng phòng của Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quyết định sau khi có ý kiến của Công đoàn cấp trên quản lý.
5. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó trưởng phòng của Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Nhà văn hóa Lao động phải trình độ đại học trở lên, trình độ chính trị trung cấp trở lên, am hiểu về lĩnh vực quản lý văn hóa, thể thao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?