Nhà và công trình công cộng yêu cầu như thế nào về mặt bằng và vị trí đặt trên các tuyến đường giao thông chính?
Thiết kế khe lún đối với nhà và công trình công cộng được quy định như thế nào?
Theo Mục 4.8, Mục 4.9, Mục 4.10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định như sau:
"4. Quy định chung
...
4.8. Nhà và công trình công cộng được xây dựng ở vùng có động đất hoặc trên nền đất lún phải tuân theo qui định trong TCVN 9386-1:2012.
4.9. Trường hợp nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn phải thiết kế khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60 m, khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15 m.
4.10. Cấu tạo và vật liệu của khe lún phải dựa vào vị trí và yêu cầu để có các biện pháp chống thấm, chống cháy, giữ nhiệt, chống mối mọt phù hợp.
..."
Theo đó, về thiết kế khe lún thì trong trường hợp nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn phải thiết kế khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60 m, khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15 m.
Nhà và công trình công cộng yêu cầu như thế nào về mặt bằng và vị trí đặt trên các tuyến đường giao thông chính? (Hình từ Internet)
Nhà và công trình công cộng yêu cầu như thế nào về mặt bằng và vị trí đặt trên các tuyến đường giao thông chính?
Theo Mục 5.2.4, Mục 5.2.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định thì:
"5.2.4. Trường hợp nhà và công trình công cộng tập trung nhiều người như rạp chiếu bóng, nhà hát, trung tâm văn hóa, hội trường, triển lãm, hội chợ, ngoài việc tuân theo các qui định có liên quan còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Mặt bằng ít nhất phải có một mặt trực tiếp mở ra đường phố;
b) Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông;
c) Tại khu vực cổng ra vào công trình cần có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe). Diện tích này được xác định theo yêu cầu sử dụng và quy mô công trình;
d) Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng phải lùi sâu vào so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m.
5.2.5. Trường hợp nhà và công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cách ngã tư đường giao thông chính, không nhỏ hơn 70 m;
b) Cách bến xe công cộng, không nhỏ hơn 10 m;
c) Cách lối ra của công viên, trường hợp, các công trình kiến trúc cho trẻ em và người khuyết tật, không nhỏ hơn 20 m.
Theo đó, về mặt bằng thì trong trường hợp nhà và công trình công cộng tập trung nhiều người như rạp chiếu bóng, nhà hát, trung tâm văn hóa, hội trường, triển lãm, hội chợ, ngoài việc tuân theo các qui định có liên quan còn phải đảm bảo các yêu cầu mặt bằng ít nhất phải có một mặt trực tiếp mở ra đường phố; tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông;...
Đối với trường hợp nhà và công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu như cách ngã tư đường giao thông chính, cách bến xe công cộng và cách lối ra của công viên, trường hợp, các công trình kiến trúc cho trẻ em và người khuyết tật.
Chiều cao tầng, sảnh, hành lang của nhà và công trình công cộng cần tuân thủ những gì?
Tại Mục 6.1, Mục 6.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định về chiều cao tầng và sảnh, hành lang của nhà và công trình công cộng như sau:
"6.1. Chiều cao tầng
6.1.1. Chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn 3,0 m.
6.1.2. Đối với các công trình có các không gian lớn (như hội trường, phòng khán giả, phòng đa năng, giảng đường, các không gian công cộng khác), tùy thuộc yêu cầu sử dụng và kích thước trang thiết bị nhưng chiều cao tầng không nhỏ hơn 3,6m.
6.1.3. Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2m.
Trường hợp tầng hầm được sử dụng làm không gian dịch vụ, thương mại thì chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,0m.
CHÚ THÍCH: Đối với nhà và công trình công cộng có tầng kỹ thuật thì chiều cao của tầng kỹ thuật xác định theo thiết kế, không kể vào chiều cao của tầng nhà, nhưng phải tính vào chiều cao công trình để tính khối tích của ngôi nhà.
6.2. Sảnh, hành lang
6.2.1. Thiết kế sảnh, sảnh tầng, hành lang (giao thông ngang), không gian chuyển tiếp phải đảm bảo lưu thông trong công trình và tính đến khả năng thoát người ra khu vực an toàn khi có sự cố.
6.2.2. Trong nhà và công trình công cộng, sảnh được tính toán theo chỉ tiêu diện tích từ 0,2 m2/người đến 0,3 m2/người.
6.2.3. Chiều rộng hành lang được tính toán theo yêu cầu thoát hiểm, phòng cháy và đảm bảo yêu cầu sau:
- Với hành lang bên: không nhỏ hơn 1,8 m;
- Với hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,1 m.
..."
Như vậy, chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn 3,0 m. Chiều cao thông thủy của tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái không nhỏ hơn 2,2m.
Về phía sảnh và hành lang có quy định thì trong nhà và công trình công cộng, sảnh được tính toán theo chỉ tiêu diện tích từ 0,2 m2/người đến 0,3 m2/người. Chiều rộng hành lang được tính toán theo yêu cầu thoát hiểm, phòng cháy và đảm bảo yêu cầu với hành lang bên: không nhỏ hơn 1,8 m; hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,1 m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?