Nhà thầu khảo sát không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Nhà thầu khảo sát không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình là bao nhiêu năm?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt nhà thầu khảo sát không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình không?
Nhà thầu khảo sát không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm quy định về khảo sát xây dựng được quy định theo điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không phê duyệt hoặc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không đúng, không đầy đủ nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
c) Không tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sửa đổi, bổ sung trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng đối với các phần việc phải sửa đổi, bổ sung theo quy định;
d) Tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng không đầy đủ, không đúng nội dung theo quy định;
đ) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng khi chưa có nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt hoặc không phù hợp với các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt;
e) Không tổ chức giám sát khảo sát xây dựng hoặc giám sát khảo sát xây dựng không đầy đủ, không đúng nội dung theo quy định;
g) Không phê duyệt hoặc phê duyệt không đúng dự toán chi phí khảo sát đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;
h) Để năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường hoặc phòng thí nghiệm (nếu có) của nhà thầu khảo sát xây dựng không đảm bảo so với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt.
...
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, nhà thầu khảo sát xây dựng là doanh nghiệp không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Đồng thời, nhà thầu khảo sát xây dựng là doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi vi phạm đối với công trình chưa khởi công xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình là bao nhiêu năm?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình là 02 năm.
Nhà thầu khảo sát không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt nhà thầu khảo sát không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình không?
Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng) có thẩm quyền xử phạt như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; đến 210.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vi phạm có giá trị không vượt quá 1.000.000.000 đồng đối với các hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; đến 420.000.000 đồng đối với các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt nhà thầu khảo sát không tổ chức lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông trực tuyến tỉnh Thái Nguyên đợt 3 mới nhất?
- Mẫu sổ dành cho giáo viên tiểu học trong hoạt động giáo dục mới nhất? Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết trên 1 tuần?
- Tài sản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ gồm những gì? Có thực hiện gửi có kỳ hạn đối với tiền gửi ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ không?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ khi hết hợp đồng có được gia hạn hợp đồng lao động không?
- Chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư có thuộc sở hữu của thành viên bù trừ không?