Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không? Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì phải làm sao? Tôi xin chân thành cảm ơn. Câu hỏi của chị G (Long An).

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:

Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định này.
...

Và căn cứ tại điểm 2 Cột 3 Mục A Phụ lục XXII về Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định sản phẩm Bao bì giấy hỗn hợp thuộc danh mục này.

Như vậy, nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có trách nhiệm phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton (Hình từ Internet)

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì phải làm sao?

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì có thể thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:

Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
...
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
...

Theo đó, nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì có thể tái chế tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc.

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có thể thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế khác tái chế sản phẩm, bao bì trong trường hợp nào?

Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có thể thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế khác tái chế sản phẩm, bao bì trong trường hợp quy định tại Điều 79 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:

Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn một hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường cho một hoặc một nhóm sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường, nhà sản xuất, nhập khẩu tự quyết định việc tái chế theo các cách thức sau đây:
a) Tự thực hiện tái chế;
b) Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế;
c) Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế (sau đây viết tắt là bên được ủy quyền);
d) Kết hợp cách thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự thực hiện tái chế phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; không tự thực hiện tái chế khi không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị tái chế được nhà sản xuất, nhập khẩu thuê để thực hiện tái chế quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
...

Dẫn chiếu dến quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung như sau:

Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
...
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
...

Như vậy, nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có thể thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế khác tái chế sản phẩm, bao bì trong trường hợp nhà sản xuất lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong công tác bảo vệ môi trường, Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định cần hướng tới xây dựng Hà Nội trở thành một Thủ đô như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm những nhóm quy chuẩn nào?
Pháp luật
Môi trường không khí có phải là yếu tố cần bảo vệ môi trường hay không? Trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí của người hoạt động kinh doanh?
Pháp luật
Ngày 5 tháng 6 là ngày gì? Ngày 5 tháng 6 năm 2024 rơi vào thứ mấy? Nhà nước có các chính sách gì về bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Ngày Môi trường Thế giới 2024 rơi vào thứ mấy? Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Môi trường thế giới 2024 mới nhất ra sao?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023 của ngành giáo dục như thế nào?
Pháp luật
Các công trình gây tiếng ồn lớn vượt quá mức quy định từ 10 đến 15dBA thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản được tập huấn/phổ biến pháp luật, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản?
Pháp luật
Nhà đầu tư có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư phải làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
587 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào