Nhà sản xuất phim có được hưởng quyền sở hữu trí tuệ hay không? Doanh nghiệp nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện như thế nào?
- Nhà sản xuất phim có được hưởng quyền sở hữu trí tuệ hay không?
- Doanh nghiệp nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện như thế nào?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam khi doanh nghiệp sản xuất phim nước ngoài vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em?
Nhà sản xuất phim có được hưởng quyền sở hữu trí tuệ hay không?
Nhà sản xuất phim có được hưởng quyền sở hữu trí tuệ hay không, căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy đinh: "Sản xuất phim là quá trình tạo ra một bộ phim từ xây dựng kịch bản phim đến khi hoàn thành phim."
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Điện ảnh 2022 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim
1. Quyền của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim bao gồm:
a) Sáng tạo nghệ thuật trong khuôn khổ của pháp luật;
b) Hưởng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến hoạt động điện ảnh.
2. Nghĩa vụ của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim bao gồm:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện hợp đồng với cơ sở điện ảnh sản xuất phim trên cơ sở thỏa thuận và không trái quy định của pháp luật;
c) Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Theo đó nhà sản xuất phim và các thành viên khác trong đoàn làm phim sẽ được hưởng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Nhà sản xuất phim có được hưởng quyền sở hữu trí tuệ hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện như thế nào?
Doanh nghiệp nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện như thế nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Luật Điện ảnh 2022 quy định:
Hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải sử dụng dịch vụ sản xuất phim do cơ sở điện ảnh Việt Nam cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ sản xuất phim với cơ sở điện ảnh Việt Nam;
b) Các phim sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trường hợp sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.
...
Theo đó thì doanh nghiệp nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
+ Có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ sản xuất phim với cơ sở điện ảnh Việt Nam;
+ Các phim sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này;
+ Trường hợp sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam khi doanh nghiệp sản xuất phim nước ngoài vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em?
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam khi doanh nghiệp sản xuất phim nước ngoài vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, căn cứ theo khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh 2022 quy định:
Hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
...
5. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này sau khi đã được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc cơ sở điện ảnh Việt Nam phải thực hiện đề nghị cấp lại Giấy phép theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này; trừ trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện cấp Giấy phép.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này trong quá trình sản xuất phim:
b) Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo;
c) Không thực hiện đúng nội dung Giấy phép.
Căn cứ theo điểm k khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định:
Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
...
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
k) Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
l) Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
Theo đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam đói với doanh nghiệp sản xuất phim nước ngoài vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?