Nhà sản xuất hàng hóa tương tự được coi là có quan hệ với tổ chức nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nào?
- Hàng hóa tương tự là loại hàng hóa như thế nào?
- Nhà sản xuất hàng hóa tương tự được coi là có quan hệ với tổ chức nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nào?
- Nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước được xem là ngành sản xuất trong nước trong trường hợp nào?
Hàng hóa tương tự là loại hàng hóa như thế nào?
Căn cứ Điều 69 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về hàng hóa tương tự như sau:
Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
1. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Trong trường hợp nhà sản xuất trong nước trực tiếp nhập khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc có mối quan hệ với các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra thì nhà sản xuất này có thể không được xem là nhà sản xuất trong nước.
Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra. Trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa tương tự là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra.
Theo quy định thì hàng hóa tương tự của các nhà sản xuất là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra. Trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa tương tự là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra.
Điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (Hình từ Internet)
Nhà sản xuất hàng hóa tương tự được coi là có quan hệ với tổ chức nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc xác định mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hóa tương tự và tổ chức nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Xác định mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hóa tương tự và tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự được coi là có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương trong các trường hợp sau đây:
a) Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia;
b) Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;
c) Cả hai bên cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.
2. Một bên có thể bị coi là kiểm soát một bên khác khi bên đó có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của bên khác.
Như vậy, nhà sản xuất hàng hóa tương tự được coi là có quan hệ với tổ chức nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp sau:
- Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia;
- Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;
- Cả hai bên cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.
Lưu ý: Một bên chỉ co thể bị coi là kiểm soát một bên khác khi bên đó có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của bên khác.
Nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước được xem là ngành sản xuất trong nước trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc xác định ngành sản xuất trong nước như sau:
Xác định ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định ngành sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Khối lượng, số lượng hàng hóa sản xuất chiếm ít nhất 50% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất ở trong nước được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương. Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn nếu có bằng chứng cho rằng tỷ lệ đó đủ để coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước.
3. Trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, các nhà sản xuất trong một thị trường địa lý nhất định trên lãnh thổ Việt Nam có thể được coi là ngành sản xuất trong nước nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Các nhà sản xuất trên thị trường địa lý đó bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ hàng hóa họ sản xuất được trên thị trường đó;
b) Nhu cầu của thị trường địa lý đó không được đáp ứng một cách đáng kể bởi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác.
Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định thiệt hại ngay cả khi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác không bị thiệt hại, nếu Cơ quan điều tra xác định tồn tại hành vi bán phá giá, trợ cấp chỉ diễn ra trên thị trường địa lý đó và gây thiệt hại cho toàn bộ hoặc hầu hết các nhà sản xuất trên thị trường đó.
Theo quy định thì trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, các nhà sản xuất trong một thị trường địa lý nhất định trên lãnh thổ Việt Nam có thể được coi là ngành sản xuất trong nước nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Các nhà sản xuất trên thị trường địa lý đó bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ hàng hóa họ sản xuất được trên thị trường đó;
- Nhu cầu của thị trường địa lý đó không được đáp ứng một cách đáng kể bởi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?