Nhà ở phía trong (bị bao bọc) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường thì cần làm gì để có lối đi riêng?

Nhà ở của tôi nằm phía trong bị các nhà khác bao bọc không có lối đi ra đường lớn, tôi thỏa thuận với các nhà này để có lối đi riêng thì tôi có cần phải đưa tiền gì cho các gia đình này không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Nhà ở phía trong (bị bao bọc) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường thì cần làm gì để có lối đi riêng?

Căn cứ theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

Như vậy, người ở phía trong (bị bao bọc) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường thì có quyền yêu cầu các nhà ở phía ngoài dành cho mình một lối đi trên phần đất của họ.

Trường hợp 1: Thỏa thuận mở lối đi qua và phải đền bù

Nếu thửa đất phía trong không phải hình thành từ một thửa đất chung với thửa đất phía ngoài thì phải đền bù.

Lưu ý: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận không phải đền bù.

Trường hợp 2: Thỏa thuận mở lối đi qua nhưng không phải đền bù

Theo khoản 3 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì người ở phía trong không phải đền bù cho người ở phía ngoài trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau (khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù).

Ví dụ: Ông A bán một phần thửa đất của mình cho ông B (vị trí của thửa đất là là phía trong - vì diện tích mặt tiền không đủ điều kiện tách thửa theo chiều dọc). Khi bán cho ông B thì ông A phải dành phần diện tích để làm lối đi qua cho ông B.

Như vậy về vấn đề có đền bù hay không thì chị cần xác định rõ nhà ở của mình nằm trên thửa đất chung hay riêng với thửa đất phía ngoài.

Nhà ở bị bao bọc không có lối đi riêng

Nhà ở bị bao bọc không có lối đi riêng (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 46 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

"Điều 46. Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
1. Nhà ở phải được xây dựng trên thửa đất ở có đủ điều kiện về diện tích để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
3. Nhà ở riêng lẻ có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở.
Khi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì thực hiện phá dỡ theo quy định tại Mục 4 Chương VI của Luật này."

Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

"Điều 12. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở
1. Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.
3. Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
4. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
5. Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này."
7,943 lượt xem
Quyền sở hữu nhà ở Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sở hữu nhà ở:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi có quyền thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là khi nào?
Pháp luật
Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở khi mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư với người mua được xác định từ thời điểm bên mua nhận nhà ở hay thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền?
Pháp luật
Người nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Thời hạn sở hữu tối đa nhà ở là bao lâu?
Pháp luật
Quyền sở hữu nhà ở đối với tổ chức, cá nhân theo Luật Nhà ở mới được quy định thế nào? Nhà nước có bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu?
Pháp luật
Không cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở nào? Tổ chức nào có thể là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở?
Pháp luật
Quyền sở hữu nhà ở là gì? Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở khi trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở?
Pháp luật
Nhà ở phía trong (bị bao bọc) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường thì cần làm gì để có lối đi riêng?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức nào? Giấy tờ chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Pháp luật
Người gốc Việt Nam ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Nếu có thì được thế chấp nhà không?
Pháp luật
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là ai? Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà đất không?
Pháp luật
Giấy tờ chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân được quy định từ 01/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền sở hữu nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào