Nhà nước thay đổi chính sách dẫn đến kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ xếp loại B chuyển xuống loại C thì có được xem xét lại không?

Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi tôi đang làm việc sắp tới sẽ trải qua kì đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động. Tôi có nghe cấp trên nói vì Nhà nước có sự thay đổi trong chính sách phổ biến cho các tổ chức tín dụng nên kết quả tài chính của Ngân hàng chuyển từ loại B sang loại C. Tôi muốn biết có thể xem xét lại trường hợ này hay không? Tôi cũng chỉ mới nghe nói về việc xếp loại này chứ chưa biết cụ thể tiêu chí này và những tiêu chí khác được quy định như thế nào? Có thể cho tôi biết rõ hơn không?

Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được đánh giá như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 128/2021/TT-BTC, phương thức đánh giá đối với kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

- Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi thực hiện được bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;

- Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi thực hiện được thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao;

- Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi thực hiện dưới 90% kế hoạch được giao.

Theo đó, tùy vào kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi bạn đang làm việc, bạn có thể đối chiếu với quy định trên để tự xếp loại.

Ngoài kết quả hoạt động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn được đánh giá dựa trên tiêu chí nào?

Theo quy định tại khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 9 Thông tư 128/2021/TT-BTC, các tiêu chí còn lại dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như sau:

(1) Tiêu chí tín dụng đầu tư của Nhà nước

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại A khi thực hiện được tối thiểu 90% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi do Bộ Tài chính giao hằng năm;

b) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại B khi thực hiện được từ 80% đến dưới 90% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hằng năm;

c) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại C khi thực hiện được dưới 80% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hằng năm.

(2) Tiêu chí tỷ lệ nợ xấu

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại A khi tỷ lệ nợ xấu bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao;

b) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại B khi tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng tối đa bằng 110% kế hoạch được giao;

c) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại C khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá 110% kế hoạch được giao.

(3) Tiêu chí tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá.

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại A khi trong năm đánh giá không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải đảm bảo:

a1) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:

- Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động kinh doanh trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;

- Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;

a2) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, hóa đơn: Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế trong lĩnh vực thuế và hóa đơn theo quy định của Chính phủ;

a3) Đối với hành vi vi phạm khác: Bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;

a4) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt không vượt quá 10% tổng số chi nhánh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

b) Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

b1) Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong năm đánh giá đối với các hành vi:

- Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;

- Các hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

- Các hành vi vi phạm khác mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt ở mức tối đa của khung phạt;

- Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do không tự nguyện chấp hành.

b2) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt vượt quá 20% tổng số chi nhánh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

b3) Người quản lý Ngân hàng Phát triển có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến mức bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự trong năm đánh giá;

c) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại B khi không thuộc các trường hợp xếp loại A và loại C nêu trên.

(4) Tiêu chí tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021:

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại A khi không bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản không quá hai (02) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;

b) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại C khi không nộp báo cáo hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản trên ba (03) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;

c) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại B khi không thuộc các trường hợp xếp loại A và loại C nêu trên.

Có thể thấy, ngoài tiêu chí về kết quả tài chính, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn được căn cứ vào những tiêu chí nói trên.

Nhà nước thay đổi chính sách ảnh hưởng đến kết quả đánh giá hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì có được xem xét lại không?

Xem xét lại kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động

Xem xét lai kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 128/2021/TT-BTC, trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều chỉnh lại kết quả đánh giá được quy định như sau:

"6. Khi tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động, nếu có yếu tố tác động theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2021/NĐ-CP ảnh hưởng kết quả đánh giá tiêu chí hiệu quả hoạt động thì Ngân hàng Phát triển tính toán, lượng hóa để điều chỉnh kết quả đánh giá."

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 32. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
...
3. Các tiêu chí đánh giá nêu tại khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Các nguyên nhân khách quan được loại trừ theo quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước;
b) Các khoản nợ xấu phát sinh do khách hàng vay đang thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ xấu cho vay theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
d) Các khoản chậm cấp vốn của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng Phát triển."

Theo đó, trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể trong trường hợp này là làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính thì Ngân hàng sẽ tiến hành tính toán, lượng hóa để điều chỉnh kết quả đánh giá. Do đó, kết quả lúc đầu có thể được xem xét lại.

Như vậy, trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách dẫn đến kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng bị thay đổi thì Ngân hàng sẽ tiến hành tính toán, lượng hóa để điều chỉnh kết quả đánh giá. Các tiêu chí và phương thức đánh giá được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP, Thông tư 128/2021/TT-BTC và các văn bản liên quan.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Kết quả tài chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phần mềm công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển có các loại nào? Phần mềm công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển được quản lý thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của mình không?
Pháp luật
Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam được dùng để làm gì? Quỹ dự phòng tài chính có phải là vốn tự có của Ngân hàng không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được sử dụng vốn hoạt động để góp vốn, thành lập công ty con không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước hay không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới nhất? Thời gian chốt số liệu báo cáo?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Việc triển khai áp dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển được xem là kết thúc khi nào?
Pháp luật
Phòng máy chủ hoạt động công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
895 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Phát triển Việt Nam Kết quả tài chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào