Nhà nước miễn tiền thuê đất cho dự án đầu tư ngừng hoạt động trong những trường hợp nào theo quy định?
- Nhà đầu tư phải ngừng hoạt động dự án đầu tư trong trường hợp nào thì được Nhà nước miễn tiền thuê đất?
- Nhà đầu tư được ngừng hoạt động dự án đầu tư tối đa bao lâu để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra?
- Khi ngừng hoạt động dự án đầu tư để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra, nhà đầu tư có phải thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư không?
Nhà đầu tư phải ngừng hoạt động dự án đầu tư trong trường hợp nào thì được Nhà nước miễn tiền thuê đất?
Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp phải ngừng hoạt động dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
Nhà đầu tư phải ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nào thì được Nhà nước miễn tiền thuê đất? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư được ngừng hoạt động dự án đầu tư tối đa bao lâu để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra?
Thời hạn ngừng hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư ngừng hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 của Luật Đầu tư.
2. Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.
...
Như vậy, theo quy định, Nhà đầu tư được ngừng hoạt động dự án đầu tư tối đa không quá 12 tháng để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
Khi ngừng hoạt động dự án đầu tư để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra, nhà đầu tư có phải thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư không?
Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
...
3. Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì cơ quan đó căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư và thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư lập biên bản trước khi quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư;
...
Như vậy, theo quy định, khi ngừng hoạt động dự án đầu tư để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra, nhà đầu tư phải gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định.
Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?